Châu Á vẫn nhập mạnh dù dầu tăng giá

15:18 | 28/02/2017

321 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Giá dầu thế giới trong 2 tháng gần đây tăng liên tục nhờ thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC. Nhưng không vì thế mà các nước châu Á cắt bớt lượng dầu nhập khẩu.
chau a van nhap manh du dau tang gia
Một trạm bán xăng dầu ở Ấn Độ

Giá dầu hôm nay 28/2 tiếp tục tăng và đạt ở mức 54,16 USD/thùng với dầu WTI và 56,11 USD/thùng với dầu Brent.

Kể từ khi OPEC và các đồng minh thông báo kế hoạch cắt giảm 1,8 triệu thùng/ngày ra khỏi các thị trường dầu mỏ toàn cầu vào tháng 11/2016, đến nay giá dầu đã tăng từ 4 đến 6 USD/thùng. Mặc dù vậy, số lượng dầu mà các nước tham gia cắt giảm cung cấp sang các nước châu Á không giảm, thập chí còn tăng.

Số liệu nhập khẩu tháng 1/20117 từ Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản cho thấy họ ít bị tác động của việc nguồn cung giảm. Nhập khẩu dầu của Trung Quốc trong tháng 1/2017 tăng 27,5% so với cùng tháng năm trước lên 34,03 triệu tấn, tương đương với 8,01 triệu thùng/ngày.

Đó là mức tăng ấn tượng, chủ yếu được cho là do Trung Quốc tiếp tục bổ sung vào dự trữ chiến lược và nhu cầu ngày càng tăng từ các nhà máy lọc dầu tư nhân, hiện nay đã được cấp phép nhập khẩu dầu thô.

Arập Xê út – thành viên quan trọng trong quyết định cắt giảm sản lượng hồi tháng 11 của OPEC - đã tăng 18,9% xuất khẩu sang Trung Quốc trong tháng 1/2017 so với tháng 1/2016 lên thành 1,18 triệu thùng/ngày.

Sự gia tăng này nói lên những cố gắng của Arập Xê út trong việc giữ chân các khách hàng quan trọng ở châu Á, và cắt giảm nguồn cung cho các khách hàng khác, ít quan trọng hơn.

Nhập khẩu của Trung Quốc từ Nga tăng 36,5% trong tháng 1 so với tháng 1/2016 thành 1,08 triệu thùng/ngày, trong khi từ Angola tăng vọt 63,5% lên 1,16 triệu thùng/ngày.

Các nhà sản xuất OPEC khác cũng thấy thị phần của họ trong lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc tăng lên trong tháng 1, với Iraq tăng 43,2% và Venezuela tăng 80,1%.

Những nước bị sụt giảm trong số các nhà cung cấp lớn là Iran, với lượng nhập khẩu của Trung Quốc giảm 1,3% trong tháng 1, UAE, xuất khẩu của họ sang Trung Quốc giảm 15,5%.

Quay sang Ấn Độ, nhập khẩu của họ từ Arập Xê út lên tới 925.700 thùng/ngày trong tháng 1/2017, tăng 36,1% so với tháng 12/2016 và giảm 1,4% so với cùng tháng năm 2016.

Trong tháng 1, Ấn Độ cũng tăng cường nhập khẩu từ các thành viên OPEC khác so với tháng 12/2016, như Iran tăng 1,5%, Iraq tăng 2,1% và Angola tăng 60,2%.

Tuy nhiên, nhập khẩu từ UAE giảm 8% và từ Kuwait giảm 41,4%, mặc dù nước đó không phải một nhà cung cấp chính cho Ấn Độ.

Tại Nhật Bản, nhà nhập khẩu dầu lớn thứ ba của châu Á, đã nhập khẩu từ Arập Xê út giảm 1,3 triệu thùng/ngày trong tháng 1/2017 so với 1,43 triệu thùng/ngày, tuy nhiên vẫn cao hơn 11,8% so với tháng 1/2016.

Nhập khẩu dầu của Nhật từ UAE giảm từ 884.057 thùng/ngày trong tháng 12/2016 xuống 752.973 thùng/ngày trong tháng 1/2017, trong khi nhập khẩu từ Nga tăng thành 214.498 thùng/ngày từ 194.285 thùng/ngày trong tháng 12/2016.

Cũng cần lưu ý rằng tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản trong tháng 1/2017 là 3,315 triệu thùng/ngày, thấp hơn 349.000 thùng/ngày so với mức 3,664 triệu thùng/ngày trong tháng 12.

Tổng thể, nhập khẩu từ Arập Xê út trong tháng 1/2017 của ba khách hàng lớn nhất châu Á tăng lên 3,41 triệu thùng/ngày từ 2,947 triệu thùng/ngày trong tháng 12/2016, tăng vọt 15,2%.

H.Phan

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc