Chất độc ở Trung Quốc lan sang các nước láng giềng?

21:51 | 22/08/2015

3,452 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Sau loạt vụ nổ kinh hoàng tại Thiên Tân, Trung Quốc ngày 12/8, các hóa chất độc hại tiếp tục lan tỏa vào khí quyển, nguồn nước và có nguy cơ phát tán sang các nước láng giềng.
52-cachet
Cá chết hàng loạt bên bờ sông Hải Hà gần khu vực xảy ra vụ nổ Thiên Tân, ngày 20/8/2015
Trung Quốc bắt hàng loạt giới chức liên quan đến vụ nổ ở Thiên Tân
Có thể xử lý thảm họa tràn hóa chất trong vụ nổ Thiên Tân như thế nào?
Mưa chất độc tại Thiên Tân
Trung Quốc lần đầu xác nhận có hóa chất cực độc trong các vụ nổ ở Thiên Tân

Các chuyên viên môi trường của tổ chức Greenpeace ngày 22/8 đã lập bản đồ mô phỏng đường di chuyển của khối không khí trong khu vực cháy nổ, và cảnh báo rằng đám mây hóa học có thể sớm vượt qua biên giới Trung Quốc.

"Tại thời điểm này, mối nguy hiểm lớn nhất từ những chất hóa học đã được phát hiện là sodium cyanide có độc tính rất cao. Chính quyền thành phố Thiên Tân đang cho sơ tán dân cư ở khu vực cách ổ lửa 3 km, nhưng Greenpeace cho rằng phạm vi vùng sơ tán như vậy là chưa đủ"-tuyên bố chính thức của tổ chức Hòa bình xanh nêu rõ.

Các chuyên viên môi trường nhấn mạnh rằng cho đến nay vẫn chưa rõ về số lượng và danh sách chính xác các hợp chất hóa học.

"Nếu trời mưa thì các hóa chất độc hại cùng với nước có thể đổ vào các con sông và nguồn nước uống của thành phố nhiều triệu dân. Ngoài ra còn có nguy cơ là chất độc hòa trong dòng nước và không khí có thể lan tỏa vượt xa khỏi ranh giới Trung Quốc"-bộ phận báo chí của Greenpeace cảnh báo thêm.

Theo thông tin mới nhất, một số lượng lớn cá chết được phát hiện gần khu vực xảy ra vụ nổ Thiên Tân. Tuy nhiên, chính quyền thành phố Thiên Tân cho biết đã xét nghiệm và không có hợp chất xyanua trong cá.

Mặc dù vậy, mức độ xyanua trong vùng tâm vụ nổ cao gấp 356 lần so với tiêu chuẩn an toàn quốc gia.

Các khu vực bên ngoài được giám sát chất lượng không khí và nước nhưng cũng không tìm thấy dấu hiệu ô nhiễm tăng bất thường.

Hình ảnh cá chết hàng loạt bên bờ sông Hải Hà lan truyền trên mạng trực tuyến và có suy đoán rằng chất độc từ vụ nổ đã gây ô nhiễm nguồn nước.

"Tôi chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ điều gì giống như vậy", ông Vương Lôi, 47 tuổi, một người quản lý công ty vận chuyển hàng hóa đeo một chiếc mặt nạ khảo sát cá chết làm tắc nghẽn vùng nước nông của con sông nói. "Phải có một mối liên hệ giữa việc cá chết và vụ nổ. Có lý do nào khác để giải thích cho việc cá chết hàng loạt này?"

Nh.Thạch

Năng lượng Mới

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc