Bước tiến mới trong phát hiện sớm bệnh trầm cảm và tâm thần phân liệt

10:57 | 20/03/2017

1,213 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Rất khó để bác sĩ có thể nhận ra được sự khác biệt giữa bệnh trầm cảm và tâm thần phân liệt, đặc biệt là khi mới chớm bệnh.

“Giờ đây, các nhà nghiên cứu cho biết, họ đang trên con đường tìm ra cách xét nghiệm máu có thể phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh”, Gunduz-Bruce - một nhà nghiên cứu tâm thần học Khoa Y Trường đại học Yale cho biết.

Một nhà nghiên cứu khác cũng đồng tình với những xét nghiệm này.

“Sẽ rất khó để có thể phát hiện bệnh trầm cảm và tâm thần phân liệt, đặc biệt là khi chúng bắt đầu xuất hiện ở lứa tuổi trưởng thành” - Giáo sư Scott Krakower khẳng định.

buoc tien moi trong phat hien som benh tram cam va tam than phan liet

“Các triệu chứng của bệnh có thể được biểu hiện không rõ ràng và đầy đủ”. Ông Krakow tin rằng, cách chẩn đoán sớm nhờ xét nghiệm sinh hóa máu sẽ có thể giúp chúng ta nhanh chóng kết luận được căn bệnh cũng như can thiệp bệnh nhân một cách kịp thời.

Nhóm nghiên cứu Trường đại học Yale thử nghiệm trên động vật đã chỉ ra rằng, việc chúng tiết ra những hoóc môn có tên gọi arginine - vasopressin (AVP) là dựa vào quá trình hình thành tế bào giúp phát tín hiệu thụ cảm đến với não bộ, gọi tắt là NMDA.

NMDA là một tế bào não giúp ta cảm nhận glutamine - một chất hóa học giúp truyền thông tin trong não và là thủ phạm chính của căn bệnh trầm cảm.

NMDA phát tín hiệu thụ cảm mạnh mẽ hơn ở những người mắc bệnh trầm cảm nhưng đối với những người mắc chứng tâm thần phân liệt thì mọi việc hoàn toàn ngược lại, tác giả giải thích.

Trong thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đưa cho những tình nguyện viên một dung dịch nước muối cô đặc. Dung dịch này dùng để kích thích sản sinh ra chất AVP. Sau đó, các nhà nghiên cứu sẽ xét nghiệm máu của những bệnh nhân này để kiểm tra lượng AVP.

Kết quả chỉ ra rằng, lượng AVP tiết ra của những bệnh nhân trầm cảm khác hẳn so với những bệnh nhân mắc tâm thần phân liệt. Nhưng người mắc trầm cảm tiết ra lượng hoóc môn cao hơn, trong khi những người mắc tâm thần phân liệt thì lượng hoóc môn giảm đi rõ rệt.

Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện này có thể giúp phát hiện nhiều dạng của bệnh trầm cảm và tâm thần phân liệt. Chính vì cả 2 căn bệnh đều có dấu hiệu khá mơ hồ khi mới chớm, nên những xét nghiệm như vậy trên bệnh nhân có thể giúp họ được chẩn đoán sớm hơn và nhận được pháp đồ điều trị thích hợp nhất.

Tuy nhiên, vẫn còn cả chặng đường dài phía trước vì các nhà nghiên cứu cho biết, họ vẫn chưa thể tạo ra xét nghiệm có thể sử dụng được ngoài phòng thí nghiệm.

Giáo sư Ami Baxi đồng tình với Krakower rằng: “Mặc dù phương pháp này sẽ không chỉ ra được hết ai là người mắc trầm cảm, ai là người mắc tâm thần phân liệt, nhưng nó sẽ là một bước tiến mới cho việc phát hiện sớm và chính xác các khả năng mắc bệnh cũng như hướng đề điều trị bệnh nhân”.

(Nghiên cứu được công bố ngày 13/3/2017 trên tạp chí Experimental Physiology)

DS. Hoàng Ngọc Hùng