“Bùng nổ” mua bán, sáp nhập ngân hàng năm 2015

07:00 | 14/02/2015

1,301 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Năm 2015 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ trương sẽ xử lý dứt điểm các tổ chức tín dụng yếu kém. Hứa hẹn đây sẽ là năm bùng nổ các thương vụ tái cấu trúc ngân hàng. Những ngân hàng yếu kém sẽ sáp nhập hoặc bán cho các ngân hàng khác.

Năng lượng Mới số 398+399

Đến nay, chưa có thông tin chính thức về các thương vụ mua bán, sáp nhập ngân hàng sẽ diễn ra trong năm 2015. Tuy nhiên, các thông tin đồn đoán đã nổi lên rất nhiều. Trong đó, thu hút sự chú ý của dư luận là hàng loạt các “ông lớn” trong ngành như: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank); Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)... đang lựa chọn đối tác để sáp nhập tự nguyện.

Theo ông Phạm Văn Thinh, Tổng giám đốc Deloitte Việt Nam, trong năm 2015 giới tài chính dự đoán sẽ có các thương vụ mua bán, sáp nhập diễn ra giữa: Sacombank và Southern Bank; Vietcombank và SaigonBank, MaritimeBank và HD Bank, Vietinbank và OceanBank hoặc Vietinbank và PG Bank. Song song đó, dưới sức ép thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các doanh nghiệp Nhà nước, xu hướng sáp nhập giữa các ngân hàng và các công ty tài chính dự kiến cũng sẽ diễn ra sôi động. Các thương vụ được dự đoán là giữa SHB và Công ty Tài chính Vinaconnex Viettel (VVF); MaritimeBank với Công ty Tài chính Dệt may (TFC).

Mua bán, sáp nhập ngân hàng dự kiến sẽ “bùng nổ” trong năm 2015

TS Lê Xuân Nghĩa nhận định, các ngân hàng yếu kém vừa được tự nguyện vừa bị ép buộc phải sáp nhập. Vì ngành ngân hàng có đặc thù không chấp nhận tình trạng yếu kém của một ngân hàng làm ảnh hưởng đến an toàn của cả hệ thống. Chính phủ không thể chờ đợi quá lâu cho việc mua bán, sáp nhập diễn ra một cách tự nguyện mà có thể sẽ mạnh tay buộc các NHTM yếu kém phải sáp nhập và NHNN sẽ hỗ trợ cho tiến trình sáp nhập này.

Tuy nhiên, có nhiều thông tin trên thị trường cho rằng, trong khi các ngân hàng yếu kém lo ngại không biết số phận của mình sẽ ra sao sau khi sáp nhập thì các ngân hàng lớn được đề nghị nhận những ngân hàng nhỏ, yếu kém lại e ngại việc sáp nhập sẽ tác động xấu đến hoạt động của mình. Đặc biệt là tỷ lệ nợ xấu cao của các ngân hàng làm ăn không hiệu quả là điều khiến các ngân hàng lớn, hoạt động tốt lo lắng sẽ phải ôm thêm những món nợ mới.

Trong quá trình tái cơ cấu nhiều năm qua, hệ thống ngân hàng đã lành mạnh hơn, tỷ lệ nợ xấu được kéo giảm từ 15% xuống còn khoảng 3,8%. Tuy nhiên, đến năm 2015 các chuyên gia kinh tế đánh giá áp lực xử lý nợ xấu vẫn còn hết sức quan trọng. Đây là rủi ro lớn của nền kinh tế bởi tiến độ xử lý nợ xấu nhanh hay chậm tác động quyết định đến tốc độ phục hồi kinh tế. Trong khi đó, việc xử lý nợ xấu vẫn còn vô vàn khó khăn, các ngân hàng muốn quyết liệt đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu nhưng cơ sở pháp lý hiện hành đang gây trở ngại cho việc này. Vướng mắc trong xử lý nợ xấu hiện gắn với 11 bộ luật, 5 nghị định, 4 thông tư và đến nay vẫn chưa được tháo gỡ mặc dù các ngân hàng đã kiến nghị nhiều lần trong một thời gian dài.

Ở một khía cạnh khác, các chuyên gia kinh tế nhận định, việc ngân hàng lớn nhận sáp nhập những ngân hàng nhỏ, yếu kém vào hệ thống của mình là việc làm có lợi cho cả hai phía. Dựa vào phương thức quản lý, tiềm lực tài chính mạnh, các ngân hàng lớn sẽ giúp ngân hàng nhỏ hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả hơn, đẩy nhanh tiến trình xử lý nợ xấu ở các ngân hàng này. Các ngân hàng lớn cũng được lợi là quy mô, tiềm lực lớn mạnh hơn.

Trong một phát biểu gần đây, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cũng khẳng định “Các ngân hàng TMCP lớn sẽ không mất mát gì khi nhận sáp nhập những ngân hàng nhỏ. Chỉ là các ngân hàng này phải bỏ công sức, uy  tín, kinh nghiệm, hỗ trợ đào tạo còn cơ chế chính sách, NHNN sẽ nghiên cứu để làm sao các NHTM không bị thua thiệt”.

Trước làn sóng mua bán, sáp nhập đang diễn ra mạnh mẽ, các chuyên gia kinh tế cũng lo ngại việc mua bán sẽ bị hạn chế trong bối cảnh tổng cầu của nền kinh tế đang còn yếu, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa đang có những giới hạn khiến thanh khoản của thị trường mua bán nợ cũng như thanh khoản của thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng, tác động đến thị trường mua bán, sáp nhập trong lĩnh vực tài chính nói riêng và ở những lĩnh vực khác nói chung.

Cụ thể, gần đây NHNN ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN sẽ có hiệu lực từ ngày 1-2-2015, với quy định giới hạn sở hữu chéo trong ngành ngân hàng tối đa là 5%. Việc này sẽ thúc đẩy làn sóng chuyển nhượng cổ phần ngân hàng diễn ra mạnh mẽ hơn. Bởi hiện nay rất nhiều ngân hàng đang có sở hữu chéo ở các ngân hàng khác với tỷ lệ trên 5%. Các ngân hàng này sẽ phải tính đến chuyện chuyển nhượng cổ phần để về đúng quy định của NHNN: Vietcombank, Eximbank, Vietinbank... đều có nắm cổ phần sở hữu chéo ở các ngân hàng khác vượt quá quy định trên.

Nhận định về Thông tư 36 của NHNN, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, ông đánh giá rất cao thông tư này về phương diện quyết liệt xóa bỏ sở hữu chéo, sở hữu lũng đoạn, cho vay sân sau... Tuy nhiên, nếu làm không cẩn trọng thì có thể gây ảnh hưởng đến thanh khoản của thị trường chứng khoán bởi một số giới hạn các tổ chức tín dụng cho vay trên thị trường chứng khoán. Khi thanh khoản của thị trường chứng khoán yếu thì giảm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, ảnh hưởng đến quá trình cổ phần hóa, thoái vốn của các doanh nghiệp Nhà nước, thoái vốn của sở hữu chéo. “Đây là những điều tôi lo ngại mặc dù NHNN tuyên bố không trì hoãn áp dụng Thông tư 36, kể cả đối với những quy định liên quan đến thị trường chứng khoán”, ông Nghĩa nói.

Những cuộc mua bán, sáp nhập ngân hàng không những thu hút các nhà đầu tư trong nước mà còn thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài. Bởi các doanh nghiệp nước ngoài thường không muốn đầu tư nhỏ lẻ, “lặt vặt” họ đang kỳ vọng Việt Nam sẽ đưa vào thị trường mua bán nợ, thị trường chứng khoán những thương vụ mua bán lớn hơn, chất lượng cao hơn mà ngành tài chính là một trong những ngành đáp ứng yêu cầu này với những cuộc mua bán có doanh số lớn.

Tuy nhiên, hiện nay trong mua bán, sáp nhập ở lĩnh vực tài chính - ngân hàng vẫn chỉ là cuộc chơi của các ngân hàng trong nước, không thấy bóng dáng của nhà đầu tư nước ngoài. Lý giải việc này, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến lĩnh vực tài chính bởi hai lẽ, một mặt họ kỳ vọng khu vực này đang dần được ổn định và có thể phát triển mạnh trong tương lai. Mặt khác họ cũng thấy rằng ở đó có những món hàng lớn đáng để mua bán. Tuy nhiên, đa số các vụ mua bán, sáp nhập ngành ngân hàng hiện nay ở nước ta gắn với các ngân hàng yếu kém, mang tính chất bắt buộc vì an toàn hệ thống hoặc bởi chủ trương của NHNN trong tái cấu trúc ngành ngân hàng là sáp nhập để hình thành nên một số NHTM có quy mô lớn và khả năng cạnh tranh cao hơn. Do đó, những thương vụ này không đơn thuần là các vụ mua bán, sáp nhập theo kiểu thị trường nên người nước ngoài không tham gia vào.

Năm 2015 được đánh giá là năm mà quá trình mua bán, sáp nhập sẽ đóng vai trò chủ đạo trong tiến trình tái cấu trúc của ngành ngân hàng, đánh dấu một bước tiến mới của quá trình này. Mặc dù còn có những lo ngại, khó khăn nhưng với quyết tâm của NHNN cùng với những bước chuẩn bị cần thiết cho tiến trình sáp nhập sắp tới của hàng loạt các NHTM, hứa hẹn có nhiều thương vụ mua bán lớn được diễn ra.

Mai Phương

 

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 79,000 81,000
AVPL/SJC HCM 79,000 81,000
AVPL/SJC ĐN 79,000 81,000
Nguyên liệu 9999 - HN 68,850 69,450
Nguyên liệu 999 - HN 68,750 69,350
AVPL/SJC Cần Thơ 79,000 81,000
Cập nhật: 29/03/2024 08:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 68.500 69.800
TPHCM - SJC 79.100 81.100
Hà Nội - PNJ 68.500 69.800
Hà Nội - SJC 79.100 81.100
Đà Nẵng - PNJ 68.500 69.800
Đà Nẵng - SJC 79.100 81.100
Miền Tây - PNJ 68.500 69.800
Miền Tây - SJC 79.000 81.000
Giá vàng nữ trang - PNJ 68.500 69.800
Giá vàng nữ trang - SJC 79.100 81.100
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 68.500
Giá vàng nữ trang - SJC 79.100 81.100
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 68.500
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 68.400 69.200
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 50.650 52.050
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 39.230 40.630
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 27.540 28.940
Cập nhật: 29/03/2024 08:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 6,835 6,990
Trang sức 99.9 6,825 6,980
NT, 3A, ĐV Thái Bình 6,900 7,020
NT, 3A, ĐV Nghệ An 6,900 7,020
NT, 3A, ĐV Hà Nội 6,900 7,020
NL 99.99 6,830
Nhẫn tròn ko ép vỉ TB 6,830
Miếng SJC Thái Bình 7,930 8,115
Miếng SJC Nghệ An 7,930 8,115
Miếng SJC Hà Nội 7,930 8,115
Cập nhật: 29/03/2024 08:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 79,000 81,000
SJC 5c 79,000 81,020
SJC 2c, 1C, 5 phân 79,000 81,030
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 68,500 69,750
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 68,500 69,850
Nữ Trang 99.99% 68,400 69,250
Nữ Trang 99% 67,064 68,564
Nữ Trang 68% 45,245 47,245
Nữ Trang 41.7% 27,030 29,030
Cập nhật: 29/03/2024 08:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,660.26 15,818.45 16,326.56
CAD 17,743.11 17,922.33 18,498.03
CHF 26,676.40 26,945.86 27,811.41
CNY 3,357.08 3,390.99 3,500.45
DKK - 3,515.18 3,649.93
EUR 26,018.34 26,281.16 27,446.04
GBP 30,390.95 30,697.93 31,684.00
HKD 3,086.91 3,118.09 3,218.25
INR - 296.34 308.20
JPY 158.69 160.29 167.96
KRW 15.84 17.60 19.20
KWD - 80,359.61 83,575.55
MYR - 5,182.84 5,296.09
NOK - 2,236.99 2,332.06
RUB - 255.43 282.77
SAR - 6,588.96 6,852.65
SEK - 2,268.45 2,364.86
SGD 17,871.79 18,052.31 18,632.18
THB 599.73 666.36 691.91
USD 24,580.00 24,610.00 24,950.00
Cập nhật: 29/03/2024 08:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 15,840 15,860 16,460
CAD 18,014 18,024 18,724
CHF 27,001 27,021 27,971
CNY - 3,362 3,502
DKK - 3,499 3,669
EUR #25,907 26,117 27,407
GBP 30,749 30,759 31,929
HKD 3,039 3,049 3,244
JPY 159.58 159.73 169.28
KRW 16.2 16.4 20.2
LAK - 0.69 1.39
NOK - 2,205 2,325
NZD 14,556 14,566 15,146
SEK - 2,242 2,377
SGD 17,814 17,824 18,624
THB 627.06 667.06 695.06
USD #24,555 24,595 25,015
Cập nhật: 29/03/2024 08:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 24,610.00 24,635.00 24,955.00
EUR 26,298.00 26,404.00 27,570.00
GBP 30,644.00 30,829.00 31,779.00
HKD 3,107.00 3,119.00 3,221.00
CHF 26,852.00 26,960.00 27,797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15,877.00 15,941.00 16,428.00
SGD 18,049.00 18,121.00 18,658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17,916.00 17,988.00 18,519.00
NZD 14,606.00 15,095.00
KRW 17.59 19.18
Cập nhật: 29/03/2024 08:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 24593 24643 24983
AUD 15883 15933 16343
CAD 18015 18065 18469
CHF 27159 27209 27624
CNY 0 3394.2 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3490 0
EUR 26474 26524 27027
GBP 31019 31069 31522
HKD 0 3115 0
JPY 161.65 162.15 166.68
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 18.4 0
LAK 0 1.0264 0
MYR 0 5340 0
NOK 0 2330 0
NZD 0 14574 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18196 18196 18548
THB 0 638.7 0
TWD 0 777 0
XAU 7930000 7930000 8070000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 29/03/2024 08:00