Bí ẩn cực lớn trong vụ bắt nghi can đánh bom Bangkok

22:15 | 30/08/2015

6,938 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngày 29/8, tất cả các kênh truyền hình ở Thái Lan đã phát sóng thông báo của chính phủ nước này về việc cảnh sát bắt giữ một nghi can trong vụ đánh bom ở Bangkok. Điều kỳ lạ là hình ảnh một chiếc áo đánh bom xuất hiện trong đoạn tin trên đã từng được thấy trên trang web của Cơ quan Quản lý An ninh Giao thông Vận tải của Mỹ vào tháng 3/2013.  
bi-an-cuc-lon-trong-vu-bat-nghi-can-danh-bom-bangkok
Hình ảnh chiếc áo đánh bom xuất hiện trong đoạn tin của Thái Lan đã từng xuất hiện trên một trang web ở Mỹ năm 2013

Vụ bắt giữ nghi can trong vụ đánh bom đền Erawan ở BangKok hôm 17/8 của giới hữu trách Thái Lan đang bị nghi ngờ sau khi họ khuyến cáo truyền thông và công chúng không được phổ biến hình ảnh một chiếc áo của những kẻ đánh bom tự sát được phát sóng trên truyền hình toàn quốc ngày hôm 29/8.

Thông cáo phát sóng có hình của nghi can trên tất cả các kênh truyền hình Thái Lan, và cho biết nghi can là một "người nước ngoài" 28 tuổi, cùng với những hình ảnh được Đại tá Winthai Suvaree, phát ngôn viên quân đội Thái, nói là các vật liệu tịch thu được liên hệ với việc chế bom, và nhiều hộ chiếu Thổ Nhĩ Kỳ.

giây thứ 44 của phút thứ 3 của thông cáo đặc biệt được phát sóng, một chiếc áo thường được những kẻ đánh bom tự sát sử dụng được chiếu hình, nhưng ông Winthai không nói rõ về chiếc áo đánh bom đó, và hình ảnh đó xuất hiện trên màn hình chưa tới 3 giây đồng hồ.

Các phóng viên báo chí và những người sử dụng các mạng xã hội nhanh chóng lưu ý rằng hình ảnh chiếc áo đánh bom đó xuất hiện vào tháng 3/2013 trên trang web của Cơ quan Quản lý An ninh Giao thông Vận tải của Mỹ.

Độc giả kiểm chứng video tại đây.

Cảnh sát quốc gia Thái Lan sau đó thông báo trên trang Twitter rằng chiếc áo đánh bom đó không liên hệ đến vụ đánh bom ở Bangkok đang trong vòng điều tra, và khuyến cáo người nào đăng lại hình ảnh đó lên mạng Internet có thể bị truy tố theo luật hình sự về máy tính.

Giới hữu trách không nói rõ tại sao họ phát những hình ảnh này chung với những hình ảnh họ chụp được tại căn hộ của nghi can, và ai chịu trách nhiệm trong việc đưa những hình ảnh đó vào thông cáo của chính phủ được phát sóng mà tất cả các đài truyền hình bị bắt buộc phải tiếp vận phát sóng.

Theo thông tin mới nhất, người phát ngôn cảnh sát Thái Lan đã lên tiếng xác nhận đối tượng tình nghi có liên quan đến vụ nổ bom tại Bangkok bị bắt giữ hôm qua không phải là nghi phạm chính mà camera an ninh đã ghi lại tại thời điểm trước khi vụ nổ diễn ra.

Được biết, ban đầu cảnh sát Thái Lan đã tưởng đối tượng là người Thổ Nhĩ Kỳ do phát hiện thấy có hộ chiếu Thổ Nhĩ Kỳ trong căn hộ nơi bị bắt giữ. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra và đối chiếu, cảnh sát phát hiện chúng đều là giả.

bi-an-cuc-lon-trong-vu-bat-nghi-can-danh-bom-bangkok-1
Nghi can Adem Karadag bị bắt hôm 29/8

Nh.Thạch

Năng lượng Mới (Theo AFP, AP, Reuters)

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc