BHXH chưa hấp dẫn người dân

07:33 | 18/03/2018

1,249 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
So với nhiều nước trên thế giới, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) ở Việt Nam vẫn ở mức thấp. Nhiều người lao động chưa được tham gia BHXH cũng như chưa được bảo vệ quyền lợi trước những rủi ro trong quá trình làm việc...

Còn nhiều vướng mắc

bhxh chua hap dan nguoi dan
Ông Đỗ Văn Sinh

Từ ngày 1-1-2018, chính sách hỗ trợ người tham gia BHXH tự nguyện dựa trên chuẩn nghèo khu vực nông thôn với 3 mức hỗ trợ (30% cho hộ nghèo, 25% cho hộ cận nghèo và 10% cho các đối tượng khác) chính thức có hiệu lực. Bên cạnh đó, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đã được mở rộng thêm cho người có hợp đồng lao động từ 1 tháng đến dưới 3 tháng, lao động là công dân nước ngoài có giấy phép lao động… Điều này sẽ là động lực thúc đẩy số lượng người tham gia bảo hiểm cả bắt buộc lẫn tự nguyện tăng lên trong thời gian tới.

Tuy nhiên, theo nhiều doanh nghiệp đang sử dụng lao động, việc đóng bảo hiểm cho người lao động có hợp đồng từ 1 đến dưới 3 tháng khó khả thi. Bởi trong khối lao động dệt may, tỷ lệ nghỉ việc trong khoảng thời gian này thường chiếm tới 40-50%. Ngoài ra, việc thực hiện đóng bảo hiểm bắt buộc đối với lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam còn gặp rất nhiều vướng mắc do chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng, cụ thể.

Với cơ chế chi trả BHYT như hiện nay, nhiều người cho rằng, mức đóng bảo hiểm vẫn còn quá cao so với thu nhập của người nghèo. Còn người giàu lại không coi trọng vì thấy BHYT không đáp ứng đủ yêu cầu về khám chữa bệnh của họ.

Bên cạnh đó, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan đã có nhiều chính sách hỗ trợ bảo hiểm, như cải cách thủ tục hành chính tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) nhưng hiện cả nước vẫn còn gần 20% người dân chưa tham gia BHYT. Trong số đó, tập trung phần lớn ở đối tượng lao động tự do, di cư. Theo quy định, nếu đăng ký tạm trú tại nơi làm việc, người lao động tự do sẽ được tham gia BHYT hộ gia đình, nhưng rất nhiều lao động tự do vẫn gặp phải vướng mắc từ phía chủ nhà trọ. Đồng thời, tâm lý và nhận thức của người lao động về tầm quan trọng của việc đăng ký tạm trú chưa cao khiến việc tiếp cận các chính sách bảo hiểm ngày càng khó khăn.

Mặt khác, với cơ chế chi trả BHYT như hiện nay, nhiều người cho rằng, mức đóng bảo hiểm vẫn còn quá cao so với thu nhập của người nghèo. Còn người giàu lại không coi trọng vì thấy BHYT không đáp ứng đủ yêu cầu về khám chữa bệnh của họ.

Cần cải cách thủ tục hành chính

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh, việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện đang là một thách thức lớn không chỉ với BHXH Việt Nam mà còn đối với những nhà hoạch định chính sách.

bhxh chua hap dan nguoi dan

Trao đổi với phóng viên Báo Năng lượng Mới về vấn đề này, ông Đỗ Văn Sinh - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - cho biết: Hiện nay, số người tham gia BHXH bắt buộc mới ở mức 13,9 triệu người, còn BHXH tự nguyện chỉ vào khoảng vài trăm nghìn người. Đây là con số rất thấp so với tổng số người đang trong độ tuổi lao động.

Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, khẳng định, dư địa khai thác cho BHXH còn rất lớn. Lý do là, trong nhóm đối tượng bắt buộc phải tham gia BHXH, mới có gần 14 triệu người tham gia, còn bỏ sót 5-6 triệu người. Hiện chúng ta có 70% lực lượng lao động phi chính thức, nhưng chỉ có 250.000 người tham gia BHXH tự nguyện.

Do vậy, cần có những chính sách để thu hút người lao động tham gia BHXH, dù hiện nay chính sách về BHXH có những khuyến khích đối với những người tham gia BHXH tự nguyện ở các mức đóng khác nhau, nhưng trên thực tế vẫn chưa đủ sức thu hút người dân tham gia. Trong thời gian qua, BHXH Việt Nam đã làm rất tốt cải cách thủ tục hành chính, nhưng trong thời gian tới cần làm tốt hơn nữa vì chúng ta cần mang dịch vụ đến cho người dân, tiếp cận người dân chứ không phải để người dân tự tìm hiểu như hiện nay.

Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Minh - Tổng giám đốc BHXH Việt Nam - cho rằng, già hóa dân số đã đang và sẽ tiếp tục là một thách thức toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài thách thức đó. Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và điều chỉnh chính sách, đặc biệt là chính sách an sinh xã hội nói chung và chính sách hưu trí nói riêng đang đặt ra những yêu cầu to lớn không chỉ cho ngành bảo hiểm mà toàn hệ thống chính trị. Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành Luật Người cao tuổi, Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi và nhiều chính sách khác, đồng thời có những điều chỉnh phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội cụ thể của đất nước. Vì vậy, rất cần những cải cách thủ tục hành chính để làm tăng độ bao phủ của BHXH cũng như bảo đảm Quỹ BHXH phát triển bền vững.

Thông tư 56/2017/TT-BYT, có hiệu lực từ ngày 1-3-2018, quy định, các bệnh được hưởng chế độ BHXH một lần đối với người lao động gồm: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS đồng thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

Đông Nghi - Thiên Minh

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc