Bão Mặt trời - Kẻ thù của hệ thống thông tin toàn cầu

07:00 | 19/03/2015

2,167 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Bão Mặt trời, hay còn gọi là bão từ là một trong những hiện tượng tự nhiên có ảnh hưởng khủng khiếp đến cuộc sống trên toàn thế giới. Khi một cơn bão Mặt trời tấn công trái đất, ngoài việc tạo ra cực quang tuyệt đẹp, các cơn sóng này làm gián đoạn hệ thống liên lạc, gây hỏng hóc các vệ tinh địa tĩnh, làm hư hại các sản phẩm công nghệ điện tử, thậm chí gây tê liệt hệ thống điện trên một vùng rộng lớn.

Bão Mặt trời: kẻ thù đáng sợ đe dọa hệ thống thông tin toàn cầu

Hình ảnh một đợt phun trào khí nóng cực lớn trên bề mặt mặt trời

Nguyên nhân của bão Mặt trời là do hiện tượng phun trào của khí nóng trên Mặt Trời, chúng tạo ra sóng xung kích có thể di chuyển trong không gian với tốc độ hàng triệu dặm một giờ (khoảng 1 triệu km/h). Khi "bão Mặt trời" đổ bộ tới Trái đất, những hạt điện tích của nó di chuyển với tốc độ cỡ 400-700km/s, tạo ra những đợt sóng vô tuyến tấn công vào bầu khí quyển của hành tinh chúng ta và gây một sức ép cực lớn lên từ trường Trái đất. Giống như việc đặt một nam châm yếu bên cạnh một nam châm rất mạnh, từ trường của nam châm yếu sẽ bị tác động và bị hút vào từ trường mạnh hơn.

Các biến động từ trường trên trái đất có thể làm la bàn không hoạt động, tệ hơn nữa nó có thể gây quá tải toàn bộ hệ thống điện. Bởi một từ trường biến thiên có thể tạo ra dòng điện, bất kì một dây dẫn điện nào cũng bị tác động bởi hiện tượng cảm ứng điện từ, từ đó tạo ra những dòng điện vô cùng lớn gây quá tải tất cả các hệ thống điện. Sự tác động của nó lên hệ thống điện cao thế, sẽ gây mất điện toàn bộ, thậm chí gây cháy nổ các trạm biến áp, tạo nên một thảm họa mất điện trên diện rộng. Sự cố gián đoạn hệ thống liên lạc lớn nhất gây ra bởi một cơn bão Mặt Trời trong thời gian gần đây có thể kể đến sự cố mất điện cực kỳ nghiêm trọng năm 1989 tại Quebec, bang lớn nhất của Canada.

Bão Mặt trời: kẻ thù đáng sợ đe dọa hệ thống thông tin toàn cầu

Tác hại của bão mặt trời đối với hệ thống điện vô cùng nghiêm trọng

Các nhà khoa học tính toán được rằng các trận bão từ đạt mức cực đại theo chu kỳ 11 năm. Khi mặt trời đạt đến mức năng lượng cực đại trong chu kỳ 11 năm của nó, từ các khu vực hoạt động - được gọi là vết đen mặt trời – sẽ bắn ra các dòng hạt tích điện khổng lồ lan tỏa ra khắp hệ mặt trời. Và khi đó, một cơn bão mặt trời dù nhỏ cũng có thể tạm thời gây nhiễu sóng radio và phá vỡ định vị GPS. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả những lần phun trào năng lượng mặt trời (còn gọi là Nhật Hoa) sẽ ảnh hưởng đến Trái đất. Nhật hoa có thể tấn công bất kì một hành tinh nào trong hệ mặt trời.

Không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện, bão từ còn gây nguy hại đến sức khỏe cong người, đặc biệt là đối với những người có tiền sử tim mạch, huyết áp thấp.

Nó sẽ gây ra những triệu chứng như đau đầu mạnh hơn, theo từng cơn. Thậm chí, sáng dậy, nửa đầu bên não phải thấy đau, tê tê rất khó chịu, mắt phải cũng thấy vướng, mờ, còn bị choáng, đang đi cầu thang bỗng thấy tối sầm khiến ngã quỵ...

Quá trình tác động của bão Mặt trời tới Trái đất

Karel Schrijver, nhà khoa học nổi tiếng về năng lượng mặt trời, cho biết:

"Một cơn bão mặt trời cần 2-4 ngày để có thể ảnh hưởng đến trái đất, vì vậy nếu có thể theo dõi chuyển động và lượng giá được mức độ ảnh hưởng của nó, chúng ta chắc chắn có nhiều cách để cải thiện việc dự báo. Tuy nhiên, các cơn bão Mặt trời, cho đến nay, vẫn nổi tiếng là khó dự đoán. Người ta rõ ràng vẫn hiểu rõ cơ chế và điều kiện xảy ra, nhưng thật sự khó đánh giá độ mạnh của các cơn bão".

Ngày nay, các nhà khoa học có thể dùng vệ tinh quan sát mặt trời, chẳng hạn vệ tinh Solar Dynamics Observatory của NASA, để theo dõi và dự báo trước các cơn bão Mặt trời hướng tới trái đất. Ngoài ra, vện nghiên cứu Vật lý Thái Dương Học Heliophysics của NASA đang sở hữu một đài thiên văn tuyệt vời để quan sát khoảng không gian giữa Trái đất và Mặt trời đồng thời ngày càng tăng cường khả năng dự đoán ảnh hưởng của các cơn bão Mặt trời lên trái đất.

Cực quang cực đẹp xuất hiện sau những trận bão từ

Đỗ Duy (tổng hợp)

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc