Bạo hành trẻ em: 'Sốc' xong thì phải làm gì?

07:10 | 09/10/2015

1,392 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Chứng kiến trẻ mầm non bị cô giáo trói tay, nhét giẻ vào miệng ở cơ sở Sơn Ca (Quảng Bình), nhiều người đã cảm thấy sốc. Ngay cả lãnh đạo Bộ GD & ĐT cũng phải thốt lên: Chúng tôi rất buồn và thực sự rất sốc với những hành động thô bạo không thể chấp nhận được của 3 cô giáo…!

Không “sốc” sao được khi những hành động bạo lực ghê sợ này lại xảy ra với những đứa trẻ, nhất lại ở nơi nhẽ ra phải cho trẻ sự an toàn nhất.

Có thể thấy, chưa khi nào nạn bạo hành trẻ ngay chính tại trường học lại trở nên nhức nhối như hiện nay.

Liên tiếp những sự việc nhức nhối xảy ra chỉ trong vài ngày: Nào là cô giáo để trẻ nhặt rác ăn, dọa thả trẻ vào thùng rác ở Trường mầm non Xuân Mai (Lạng Sơn) rồi đến việc cô giáo trói tay, nhét giẻ vào miệng ở cơ sở Sơn Ca (Quảng Bình)… Chưa hết, còn thêm vụ cô giáo mầm non ở Hà Nội dọa “làm thịt” đồng nghiệp…  Những hành động tưởng như chỉ ở chốn giang hồ lại xuất hiện trong môi trường giáo dục.

Thử hỏi: Đạo đức nghề giáo ở đâu?

bao hanh tre soc xong thi phai lam gi
Em bé bị cô nuôi trói chân, nhét giẻ vào miệng tại cơ sở mầm non 

Với những thông tin này, không ít những ông bố, bà mẹ rơi vào trạng hoang mang, không biết phải làm gì để con có một môi trường phát triển tốt. Nói đúng là, không ít phụ huynh mất niềm tin vào… cái gọi là giáo dục!

Nhìn nhận lại đây dường như là kết cục được báo trước khi xã hội chưa công bằng với giáo dục mầm non!

Trong khi các cơ quan chức năng ra sức kêu gọi cải cách giáo dục thì giáo dục mầm non dường như bị bỏ bẵng.

Không ít những người nghĩ giáo viên mầm non thì cần gì bằng cấp, họ chỉ cần biết dạy trẻ xếp hàng, biết hát, biết múa… Và dường như “đầu vào” cho các cô mầm non cũng vô cùng dễ dàng, thậm chí những trường ở vùng sâu vùng xa thì chỉ cần có nguyện vọng là được làm “cô nuôi dạy trẻ”.

Mấy ai nhận ra rằng giáo viên mầm non có tác động vô cùng lớn trong quá trình giáo dục, rèn luyện nhân cách và sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Họ phải vừa là nhà sư phạm, là chuyên gia dinh dưỡng, bậc thầy trong sự nhẫn nại với trẻ…

Nhưng sự thật giáo dục mầm non ở Việt Nam hiện nay thì sao? Đa phần các cô chỉ biết là cho trẻ ăn và ngủ chứ ít quan tâm đến hoạt động giáo dục, việc trò chuyện vui chơi với các bé lại càng vô cùng hiếm hoi. Nếu có trót đánh trẻ thì cho rằng đó là “dọa” để cho trẻ nghe lời. Phải chăng “dọa” trẻ là phương pháp hữu hiệu trong giáo dục trẻ hiện nay?

bao hanh tre soc xong thi phai lam gi
Trẻ mầm non bị bỏ ngoài sân, ăn rác ăn ở trường mầm non Xuân Mai ( Văn Quan - Lạng Sơn)

Phải chăng sự trừng phạt của pháp luật vẫn chưa đủ sức răn đe đối với các đối tượng vi phạm. Còn cơ quan chức năng, trong khi cần phải phanh phui sự việc thì không ít nơi lại có hành động lấp liếm, che giấu cho hành động đáng lên án của các cô nuôi.Chưa hết, đây cũng không phải lần đầu tiên xuất hiện hiện tượng trẻ bị đánh ở cơ sở mầm non. Trước đó, cũng đã rất nhiều sự việc trẻ bị đánh gây rúng động trong dư luận. Vậy tại sao vẫn cứ xuất hiện những hiện tượng này?

Điển hình như vụ cô nuôi dọa thả trẻ vào thùng nước, nhốt trẻ bên ngoài để trẻ nhặt rác ăn ở trường mầm non Xuân Mai (Lạng Sơn) bị phanh phui, chính quyền địa phương còn che giấu khi đã đến nhà người quay video clip đề nghị không cung cấp thông tin cho báo giới, lại còn nhận đứa trẻ là con cô giáo… để xoa dịu dư luận.

Hơn nữa là cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, đặc biệt ở địa phương. Và tại sao liên tiếp có những cơ sở mầm non chưa được cấp phép mà vẫn hoạt động? 

Thiết nghĩ đã đến lúc cả xã hội cần nhìn nhận lại vấn đề giáo dục mầm non. Cứ để tình trạng này kéo dài thì sau những từ ngữ biểu cảm như “cảm thấy sốc” vô hồn, thì sẽ còn tiếp tục xảy ra những vụ việc đau lòng như trên!

Huyền Anh

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.