Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp 500kV tại hiện trường

11:42 | 27/08/2015

1,275 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Công ty Truyền tải điện 2 (PTC2) đã có sáng kiến bảo dưỡng, sửa chữa Máy biến áp 500kV tại hiện trường nhằm rút ngắn thời gian bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện.
bao-duong-sua-chua-may-bien-ap-500kv-tai-hien-truong

Ông Nguyễn Tiến Dũng – Chủ nhiệm đề tài “Bảo dưỡng, sửa chữa MBA 500kV tại hiện trường” nhận biểu trưng vàng từ Đại diện Tổ chức sở hữu trí tuệ Thế giới.

tu chu trong sua chua bao duong van hanh nha may thuy dien Tự chủ trong sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành nhà máy thủy điện
cay sang kien cua dien luc ba dinh "Cây sáng kiến" của Điện lực Ba Đình
4 nhiem vu lon cua evn 4 nhiệm vụ lớn của EVN

Theo PTC2, hệ thống Truyền tải điện Việt Nam xuất hiện từ năm 1960, ban đầu là những sở Truyền tải điện trực thuộc các Công ty Điện lực. Năm 1994 các Công ty Truyền tải điện 1, 2, 3, 4 được thành lập (trực thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam), để tiếp nhận vận hành hệ thống điện siêu cao áp 500kV. Sự kiện đường dây siêu cao áp 500 kV Bắc - Nam được đưa vào vận hành ngày 27/5/1994 là mốc son lịch sử, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống điện Việt Nam nói chung và lưới điện truyền tải nói riêng. Các công ty truyền tải điện thực sự có chuyển biến về chất lượng, trình độ kỹ thuật và quản lý vận hành do được tiếp cận với công nghệ truyền tải điện siêu cao áp 500kV.

Công nghệ đường dây nhiều mạch, nhiều cấp điện áp, cáp ngầm cao áp 220kV, trạm GIS 220kV, tụ bù dọc 500kV, kháng bù ngang 500kV, bù SVC (Static VAR Compensator), hệ thống điều khiển tích hợp bằng máy tính và nhiều công nghệ truyền tải điện tiên tiến trên thế giới đã và đang được áp dụng rộng rãi trên Hệ thống Truyền tải điện Việt Nam.

Để đảm bảo công tác quản lý vận hành an toàn và cung cấp điện liên tục 24/24h, ngay cả trong mùa mưa bão, thì ngoài việc thường xuyên chăm sóc, bảo dưỡng, củng cố để luôn đảm bảo chất lượng hệ thống Truyền tải điện thì công việc cũng hết sức quan trọng là làm chủ các phần tử trên hệ thống cũng như xử lý các bất thường nhanh, kịp thời là một yêu cầu hết sức quan trọng.

Đối với PTC 2 có rất nhiều phong trào thi đua được phát động từ Đảng ủy, từ Chính quyền, từ Công đoàn hay từ Đoàn Thanh niên. Riêng về công tác sáng kiến & hợp lý hóa sản xuất luôn được chú trọng, hàng năm đều tăng về số lượng & chất lượng (năm 2014 có 60 sáng kiến được công nhận ở cấp Công ty). Một trong sáng kiến, đề tài mang lại hiệu quả tích cực góp phần mang lại đảm bảo vận hành an toàn cung cấp điện là bảo dưỡng, sửa chữa Máy biến áp 500kV tại hiện trường.

Thông tin với Năng lượng Mới, ông Nguyễn Tiến Dũng - Phó Giám đốc PTC2 cho hay: Xuất phát từ nhu cầu bức thiết trong vận hành hệ thống điện truyền tải, nhiều MBA 500kV vận hành lâu năm bị hư hỏng cần được sửa chữa bảo dưỡng kịp thời. Ngoài ra có các MBA không đạt tiêu chuẩn vận hành ngay sau lắp đặt mới, và có trường vận chuyển về hãng chế tạo để bảo dưỡng sửa chữa. Việc đưa MBA 500kV về hãng chế tạo để bảo dưỡng gặp nhiều khó khăn như thời gian tách MBA kéo dài; chi phí vận chuyển lớn; sau bảo dưỡng, sửa chữa vẫn có khả năng hư hỏng trở lại (do chính các công đoạn tháo lắp máy, đóng gói và vận chuyển bị rung lắc làm xô lệch các phần tử trong MBA hoặc quá trình lắp đạt lại không chính xác…).

Ngoài ra, trên thế giới vẫn chưa có công xưởng chuyên bảo dưỡng, sửa chữa MBA 500kV, mà công việc này hiện chỉ được thực hiện bởi các hãng chế tạo, sản xuất ra MBA (tự bảo hành, sửa chữa MBA do chính mình sản xuất ra) do vậy công tác đàm phán khó khăn và phụ thuộc.

Trong khi đó, thời tới, hệ thống điện phát triển nhanh, mạnh, số lượng MBA ngày càng nhiều, để đảm bảo vận hành an toàn các MBA đã vận hành lâu năm, hoặc xử lý tình trạng bất thường của cả một số MBA 500kV, thì rất cần thiết phải bảo dưỡng, sửa chữa thay thế linh phụ kiện của các MBA 500kV này.

Trước những khó khăn trên và những yêu cầu bức thiết của thực tế quản lý vận hành các MBA 500kV, lãnh đạo Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc Gia đã giao nhóm nghiên cứu thuộc Công ty Truyền tải điện 2 và ông Nguyễn Tiến Dũng được giao làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu quy trình, công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa MBA 500kV”.

Thực tế trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài, nhóm nghiên cứu phối hợp với đơn vị sửa chữa bảo dưỡng thành công 1 MBA 500kV tại hiện trường trạm 500kV Đà Nẵng. Vào tháng 8 – 9/2011, đơn vị bạn là Công ty truyền tải điện 1 cũng áp dụng công nghệ này để bảo dưỡng thành công 02 MBA 500kV tại hiện trường trạm 500kV Hòa Bình. Tổng thời gian tách máy để bảo dưỡng, sửa chữa khoảng 10 ngày (Thực tế trước đây, tổng thời gian tách máy để bảo dưỡng, sửa chữa tại Hãng chế tạo là 15 tháng). Công nghệ bảo dưỡng này đang được mở rộng áp dụng cho các kháng điện 500kV và các MBA 220, 110kV.

Việc ứng dụng công nghệ này theo PTC 2 đã góp phần rút ngắn tổng thời gian để bảo dưỡng MBA từ nhiều tháng xuống 10 ngày; tiết kiệm được nguồn kinh phí rất lớn do không phải thực hiện các công đoạn tháo dỡ, đóng gói, vận chuyển; chủ động hoàn toàn trong công tác quản lý vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng các MBA, kháng điện…

Được biết, mặc dù đề tài này nghiên cứu áp dụng cho riêng MBA 500kV (do nhu cầu bức thiết), nhưng thực tế bản thân Công ty Truyền tải điện 2 và các Đơn vị bạn đã áp dụng công nghệ này để bảo dưỡng các MBA 110, 220kV và kháng điện 500kV thuộc phạm vi Công ty quản lý và cho kết quả rất tốt.

Với những đóng góp đó, Đề tài đã nhận được Giải nhất của Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam; Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới tặng biểu trưng Vàng cho đề tài xuất sắc nhất giải Vifotec và đặc biệt là Bằng khen thủ tướng chính phủ và Huân chương lao động Hạng 3 tặng Chủ nhiệm đề tài.

Thanh Ngọc

Năng lượng Mới