Bài toán thị trường của ngành giáo dục

13:25 | 17/11/2015

881 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Sau phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo Phạm Vũ Luận về câu chuyện thừa thầy – thiếu thợ tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII vào ngày 16/11 thì nhiều người tiếp tục đặt câu hỏi, làm sao để Việt Nam đủ thầy giỏi, thợ giỏi và nên chăng phát huy mô hình nhà trường trong doanh nghiệp.

Vẫn là câu chuyện thiếu thầy giỏi, thợ giỏi

Quý 1/2015 mặc dù tình hình kinh tế tiếp tục có dấu hiệu tích cực, lực lượng lao động tăng 63.000 người, tuy nhiên, số người có việc làm lại giảm 99.000 người. Đáng chú ý, năm nay tỷ lệ thất nghiệp cao nhất rơi vào nhóm cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề (tương ứng 7,2% và 6,69%). Nhóm Đại học và trên Đại học có tỷ lệ thất nghiệp 3,92%.

Trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai) đặt câu hỏi với Bộ trưởng Phạm Vũ Luận về tình trạng thừa thầy thiếu thợ ở Việt Nam hiện nay. Bộ trưởng cho hay, trong những năm qua Quốc hội cũng nhiều lần lưu ý việc lập nhiều trường đại học, tuyển sinh nhiều, không đáp ứng thị trường lao động.

Bộ GD-ĐT đã tiến hành thanh kiểm tra các ngành và đóng hoạt động đào tạo ở những cơ sở không đảm bảo yêu cầu đã đề ra. Bộ cũng dùng chỉ tiêu đảm bảo chất lượng như chỉ tiêu số lượng sinh viên/ giảng viên cơ hữu của nhà trường và chỉ tiêu diện tích trường lớp/sinh viên để buộc các cơ sở đào tạo phải bổ sung, nâng cao chất lượng giảng dạy.

“Do đó việc đào tạo, tuyển dụng và nâng cao chất lượng giảng viên đã tăng lên rõ rệt. Việc các trường tổ chức trên diện tích chật chội không đảm bảo như báo chí phản ánh cũng giảm” - Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh.

bai toan thi truong cua nganh giao duc
Thừa thầy - thiếu thợ lại làm nóng hội trường Quốc hội khóa XIII (ảnh mang tính minh họa)

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng đã điều chỉnh quy mô đào tạo tại chức, đào tạo từ xa, văn bằng 2 và chấm dứt việc đào tạo từ xa đối với đào tạo sư phạm. Bộ điều chỉnh chấm dứt đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở các cơ sở không phải trụ sở chính của nhà trường. Đối với các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ thì Bộ có xem xét những trường hợp cụ thể theo nhu cầu đào tạo cán bộ tại chỗ.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc liệu sau những điều chỉnh của Bộ Giáo dục - Đào tạo thì chất lượng giáo dục sẽ đảm bảo như thế nào, và chúng ta có phải tiếp tục kêu ca câu chuyện thừa thầy – thiếu thợ. Ông Phạm Vũ Luận cho rằng, không phải là chúng ta đang thừa thầy mà vẫn rất thiếu thầy giỏi. Đúng là có thừa thầy thiếu thợ, nhưng phải cụ thể là thừa thầy kémvà thiếu thợ giỏi!

Nên phát huy mô hình nhà trường trong doanh nghiệp

Tính đến thời điểm hiện tại, Đại học FPT thuộc Tập đoàn FPT và Trường Cao đẳng nghề Dầu khí (PVMTC) thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là hai trong số những nhà trường trong doanh nghiệp rất thành công trong công tác đào tạo theo nhu cầu thị trường.

Thành lập đã 40 năm, sau ngày thống nhất đất nước với yêu cầu cấp thiết đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật có tay nghề đạt chất lượng phục vụ cho ngành dầu khí nước nhà với tên ban đầu là Trường Công nhân kỹ thuật Dầu khí. Từ năm 2008 đến nay là Trường Cao đẳng nghề Dầu khí.

Trong những năm qua, trường đã tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho hơn 75.000 lượt học viên với trên 75 chuyên ngành, có trình độ khác nhau, góp phần đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực cho ngành Dầu khí và cho nền kinh tế đất nước.

bai toan thi truong cua nganh giao duc
PVMTC thi nghề "Vận hành nhà máy lọc dầu" tại Hội thi tay nghề Dầu khí lần IV-2015 do PVN tổ chức

Trò chuyện cùng Thạc sĩ Vũ Duy Hảo, Hiệu trưởng PVMTC nói về các khó khăn trường nghề hiện nay, ông nói rất chia sẻ những khó khăn mà nhiều trường cao đẳng, trung cấp nghề trên cả nước đang rất khó khăn trong khâu đầu vào và cả đầu ra cho học sinh, sinh viên. PVMTC có lợi thế là môi trường nhà trường trong doanh nghiệp, chủ yếu đào tạo theo đơn đặt hàng. Nói như thế không có nghĩa là PVMTC bằng lòng với những gì mình đang có, hay chỉ thực hiện những kế hoạch cấp trên giao mà PVMTC đã và đang phải liên tục đổi mới chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng giảng viên và rất nhiều nhân tố khác để ngày càng xứng đáng là ngôi trường đào tạo chất lượng cao của ngành dầu khí Việt Nam.

Theo chỉ đạo của PVN cũng như theo mong muốn của nhà trường về mục tiêu một số ngành đạt chuẩn khu vực và thế giới. Muốn đạt được như thế thì PVMTC phải phấn đấu rất nhiều.

Nhà trường tiến hành đổi mới chương trình đào tạo theo chủ trương mà Tập đoàn đã đặt hàng, dựa trên 5 lĩnh vực cốt lõi là thăm dò khai thác dầu khí, lọc - hóa dầu, công nghiệp khí, công nghiệp điện và dịch vụ dầu khí chất lượng cao. Trong đó, thăm dò khai thác dầu khí là lĩnh vực mũi nhọn.

Trong thời gian gần đây thì Vietsovpetro, PTSC, Đạm Cà Mau, BSR, PV Gas, PV Oil… và một số đơn vị khác thường xuyên gửi người đào tạo ở PVMTC. Đây là những đơn vị rất quan tâm đến công tác nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, kể cả đào tạo lại và đào tạo nâng cao. Trong quá trình đào tạo và làm dịch vụ kỹ thuật, PVMTC đã được các đơn vị như Vietsovpetro, PTSC, BSR, Đạm Cà Mau, Đạm Phú Mỹ... đánh giá rất cao về chất lượng đào tạo và tính chuyên nghiệp trong quá trình tổ chức đào tạo và dịch vụ kỹ thuật.

Nói như TS Nguyễn Quốc Vọng thì đào tạo phải đáp ứng nhu cầu của thị trường.“Thị trường, thị trường và thị trường” là yêu cầu cực kỳ quan trọng, chúng ta không nên đào tạo tràn lan những ngành nghề mà sinh viên cầm chắc sẽ thất nghiệp sau khi ra trường. Giải bài toán thị trường, đào tạo theo nhu cầu của thị trường đạt chất lượng đã được PVMTC thực hiện rất thành công. Muốn đạt được điều đó, phải có thầy giỏi để đào tạo ra thợ giỏi mới đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, nhất là ở những ngành đòi hỏi trình độ tay nghề cao như ngành dầu khí. Ở nước ta, có lẽ đây là mô hình rất đáng để nhiều trường nghề khác tham khảo.

Thiên Thanh

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

(PetroTimes) - Mùa tulip ở Hà Lan không chỉ đơn thuần là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của nét văn hóa, truyền thống và niềm tự hào của người dân xứ sở cối xay gió.