An ninh cáp biển thời hội nhập

17:27 | 20/02/2017

538 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Chiều 18/2, tuyến cáp quang biển quốc tế AAG (Asia America Gateway) lại gặp sự cố, Internet từ Việt Nam đi quốc tế đang bị ảnh hưởng.

Đây là lần thứ hai liên tiếp AAG gặp sự cố kể từ tháng 1/2017 đến nay. Sự cố lần trước vừa được khắc phục vào cuối tháng 1 (đường truyền Internet đi quốc tế của Việt Nam bị ảnh hưởng trong ba tuần liền).

AAG có chiều dài 20.191km, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Tuyến cáp quang này được đưa vào khai thác từ năm 2009, đi qua Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam (nhánh cáp rẽ vào Việt Nam dài 314km, điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei, Hong Kong, Philippines và Hoa Kỳ (Guam, Hawaii và California). Chưa rõ nguyên nhân về sự cố đứt cáp.

an ninh cap bien thoi hoi nhap
An ninh cáp biển thời hội nhập

Xem hải đồ biển Đông, nhìn rõ vô vàn những “luồng cáp biển” dưới các đại dương dày và rối hơn cả mạng nhện, cho ta thấy đâu chỉ trên bờ, trên không, trên mặt nước mà dưới đáy biển cũng “chật chội” lắm thay. Hội nhập toàn cầu, một vấn đề phát sinh, không kém phần gay cấn là an ninh viễn thông cáp biển, trong một thế giới đầy biến động, bất trắc, khó lường.

Cáp biển mong manh, nhưng là phương tiện tạo ra lượng vật chất khổng lồ. Viễn thông toàn cầu 25 năm trở lại đây đã có một sự tăng trưởng ấn tượng nhờ cáp ngầm dưới biển, tạo cuộc cách mạng thông tin liên lạc kích hoạt từ Internet. Hầu như tất cả các viễn thông xuyên đại dương bây giờ được định tuyến thông qua mạng cáp sợi quang, có thể mang tới 30 triệu kênh điện thoại mỗi phút.

Theo Daily mail, cáp “chạy” ở tốc độ tuyệt vời: Tổng băng thông 19 Terabit mỗi giây. Cáp ngầm dưới biển thực hiện 95% lưu lượng thoại và dữ liệu quốc tế, phục vụ các lĩnh vực quân sự, chính trị, ứng phó khẩn cấp, kiểm soát không lưu, tàu điện ngầm, đường sắt, cảng và giao thông. Về tài chính, cáp ngầm tham gia giao thương rộng lớn chưa từng có.

Hiện nay có hơn 200 loại cáp ngầm chôn trong các đại dương trên toàn thế giới, tạo thành xương sống của nền kinh tế thế giới của thế kỷ 21. Biển Đông không nằm ngoài thực tế này.

Cáp biển lưu lượng lớn so với các định tuyến khác. Chỉ còn 7% lưu lượng viễn thông có thể được phục hồi bằng “đường” vệ tinh. Định tuyến qua vệ tinh rất hạn chế về dung lượng, nó chiếm một vài GHz trong dải thông tần.

Douglas Burnett, một chuyên gia pháp lý về cáp biển quốc tế lưu ý rằng, thế giới chuyển hàng nghìn tỷ đô la mỗi ngày giữa các châu lục.

Bất kỳ sự gián đoạn nào của các loại cáp cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngân hàng toàn cầu, hiện truyền dữ liệu trên 200 quốc gia. Các cố vấn cấp cao về viễn thông ước tính rằng, sự gián đoạn của viễn thông dưới nước mỗi giờ sẽ tổn hại tài chính tới 1.500.000 USD.

Nút cổ chai Lu-zon, Ma-lắc-ca

Trên bản đồ cáp quang xuyên đại dương, từ Phương Tây sang Đông Bắc Á, nút thắt cổ chai được xác định là khu vực gần đảo Lu-zon thuộc Philippines, và vùng eo biển Ma-lắc-ca (Malaixia). Tại đây, có hàng chục tuyến cáp biển nằm gần nhau.

Khu vực này hằng năm có hàng chục cơn bão nhiệt đới, động đất, sóng thần, ảnh hưởng vành đai núi lửa Thái Bình Dương. Đây lại là tuyến đường biển quan trọng xuyên Thái Bình Dương, từ Ấn Độ Dương đi TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu (Việt Nam), đi Hong Kong, Macao, Ninh Ba, Thượng Hải, Đài Bắc (Trung Quốc) Kobe - Nhật Bản….

Lưu lượng tàu biển hoạt động với tần suất rất cao, các tàu đánh cá với lưới đáy, lưới cào hoặc tàu hàng thả neo đã làm đứt cáp nhiều lần, mỗi lần làm gián đoạn liên lạc nhiều ngày, thiệt hại về đường truyền không kể xiết….

Mỏng manh

Cáp ngầm viễn thông, bao gồm cáp sợi đồng và sợi quang, về cấu tạo, khi “nằm yên tĩnh”, nó rất bền, ổn định, truyền dẫn tin cậy. Alan Mauldin, một nhà nghiên cứu TeleGeography cho biết.

Nhưng trước con người và thiên nhiên, cáp biển rất dễ bị đứt do không cố ý và cố ý, như các tàu đánh cá lưới đáy, lưới cào vướng vào.

Một cáp ngầm dưới biển có thể có hàng trăm bước sóng trên vài sợi. Một cáp ngầm đường kính khoảng 0,75-2,5 inch. Cáp dài nhất Southern Cross, chạy dưới Thái Bình Dương, kéo dài 18.500 dặm.

Có 10% đứt cáp có nguyên nhân từ tàu nhỏ của ngư dân kéo cáp lên trong khi đánh cá.

Ngoài ra tàu hàng thả neo cũng đã làm đứt cáp nhiều lần, cá cắn cũng là nguy cơ, mỗi lần làm gián đoạn liên lạc nhiều ngày, thiệt hại về đường truyền không kể xiết… cáp quang ngầm dưới biển mang theo điện cao áp để lặp tín hiệu. Những sợi cáp thủy tinh mong manh này dù đã được đặt trong một lớp vỏ bảo vệ bằng polyurethane và Kevlar để ngăn chặn cá mập tấn công.

Thiên tai cũng có thể gây vụ đứt cáp lớn, chẳng hạn ngày 26 tháng 12 năm 2006, một trận động đất mạnh tại Nam Vùng lãnh thổ Đài Loan cắt 9 cáp biển. Phải mất 11 tàu sửa chữa 49 ngày để khôi phục. Những gì đã xảy ra tại Nhật Bản qua vụ sóng thần Fukushima, it nhất bảy dây cáp đã bị đứt trong trầm tích.

Giờ đây Việt Nam và “hàng xóm” không thể coi nhẹ vấn đề an ninh cáp biển, khi tình hình xung đột khu vực ở các vùng biển, an toàn của các loại cáp là cực kỳ quan trọng. Cần đề phòng nguy cơ từ lực lượng khủng bố.

Viettel cho biết, liên tục gần đây, tuyến cáp quang biển quốc tế AAG gặp sự cố làm ảnh hưởng đến kết nối đi quốc tế của Viettel và nhiều doanh nghiệp viễn thông khác của Việt Nam. Hiện Viettel có khoảng 30% lưu lượng Internet quốc tế qua tuyến cáp quang AAG. Cứ vài tháng, lại có thông tin cáp đứt, nối cáp dài ngày.

Cảnh báo!

Cáp biển bị tấn công, chỉ cần một nhát rìu của kẻ xấu. Không cần đến thuốc nổ, vũ khí đắt tiền. Tốn kém vật tư, công nối cáp. Nhưng tốn kém ứ trệ thông tin, chậm giao thương không tính được, lớn lắm! Chưa hết, cáp đứt còn ảnh hưởng đến an ninh-quốc phòng. Cực nguy hiểm! Không còn nghi ngờ gì cả, ngày nay một sự cố nghẽn mạng truyền thông quốc tế có thể tàn phá ổn định kinh tế toàn cầu. Trong hầu hết các quốc gia, có rất nhiều các cơ quan có trách nhiệm liên quan tới các loại cáp ngầm.

Do vậy, viễn thông, môi trường và năng lượng, ba lĩnh vực then chốt của nhiều nền kinh tế, vẫn có thể dễ dàng là con mồi của một âm mưu khủng bố tinh vi hoặc các vụ tấn công của nước.

Trang tin cil.nus.edu.sg, cho biết, Ủy ban Bảo vệ cáp quốc tế (ICPC) trong hội thảo năm 2011 đã đề cập đến một sự vụ đứt cáp đã được phát hiện ở vùng biển ngoài khơi Đông Nam Á vào ngày 23 tháng 3, 2007. Vụ này được xác định là hơn 180 km cáp ngầm dưới biển đã được gỡ bỏ từ đáy biển bằng tàu đánh cá của Việt Nam. (Sau này xác định là ngư dân tính lấy đồng kim loại để bán). Kẻ cắp đã có ý định bán các loại cáp lõi đồng trên thị trường chợ đen. Vụ trộm cáp mất hơn ba tháng để sửa chữa với chi phí khoảng 8.000.000 USD. Nó làm gián đoạn truy cập dữ liệu điện tử giữa Mỹ và Đông Nam Á.

Năm 2010, những kẻ khủng bố cắt cáp gần Cagayan de Oro ở Philippines. Trong đầu năm 2008, ba dây cáp (bao gồm cả SEA-ME-WE-4) bị cắt giữa Ai Cập và Ý. Hơn 14 nước đã mất kết nối website. Lãnh thổ Maldives bị cắt liên lạc hoàn toàn.

Các hệ thống cáp ngầm dưới biển bị gián đoạn vài trăm lần mỗi năm. Ngay cả khi đáp ứng nhanh, thì việc sửa chữa cáp là một quá trình phức tạp và tốn thời gian. Nó vẫn là cơn đau đầu thường xuyên, thành một mối đe dọa nghiêm trọng với hạ tầng viễn thông.

Không chỉ giữa đại dương, mà điểm cập bờ của cáp biển cũng rất cần bảo đảm an ninh, không thể khinh suất. Nó rất dễ dàng để lực lượng khủng bố “dòm ngó” tới.

Trang wired.co.uk/news/archive cảnh báo: Cáp ngầm dưới biển là thực sự dễ bị tổn thương nhiều hơn bạn có thể nghĩ. Bởi đã có tiền lệ. Trong tháng 6 năm 2010, những kẻ khủng bố ở Philippines đã phá một trạm cáp cập bờ. Một cáp Indonesia cũng bị tấn công thời điểm đó.

Theo trang thedailybeast.com/articles/2013/03/30 “Càng nhiều người được tiếp cận với Internet thì càng cần phải có cơ sở hạ tầng vững chắc. Thế giới cần sẵn sàng chuẩn bị cho kịch bản lực lượng khủng bố phá hoại hệ thống cáp quang hoặc giàn khoan.

Trung tâm Luật Quốc tế (CIL) tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và Ủy ban Bảo vệ cáp quốc tế (ICPC) đã phối hợp tổ chức Hội thảo Bảo vệ dây cáp ngầm tháng 4 năm 2011.

Mục tiêu của hội thảo là để tăng nhận thức cho các chính phủ trong khu vực về các vấn đề trong việc bảo vệ cáp quang dưới biển. Điều này nhằm thực hiện nghĩa vụ của các nước theo UNCLOS.

Ví dụ như, Điều 113 yêu cầu các quốc gia thành viên hình sự hóa việc ai đó làm đứt, gãy, phá một tuyến cáp ngầm cố ý hoặc do sơ suất. Tuy nhiên, rất ít quốc gia thành viên UNCLOS đã triển khai thực hiện quy định này.

Quốc tế thiếu các thoả thuận, theo từng cấp chương trình bảo vệ cho toàn cầu tuyến cáp dưới biển, hiện đang là nguy cơ, hơn cả nạn cướp biển, nó nguy hại như bệnh dịch, rò rỉ hạt nhân.

Về kỹ thuật, cấu trúc mạng, cần đặt các luồng song song, đó là hệ thống "point-to-point", được cấu hình như mạch vòng, kết nối hai trạm cập bờ, cách xa ít nhất 100 cây số trong một nước kiểu hai trong một.

Chi phí cho những biện pháp phòng ngừa này chắc hẳn sẽ thấp hơn nhiều so với những thiệt hại tiềm tàng mà các vụ tấn công khủng bố có thể gây ra đối với dòng chảy viễn thông và năng lượng toàn cầu.

Các nước đã ra lệnh cấm xâm phạm khu vực có luồng cáp. Họ sử dụng các thiết bị cảm ứng để phát hiện tần số sóng sonar, để kịp thời báo động cho các lực lượng bảo vệ bờ biển. Nhân viên bảo vệ và cảnh sát hàng hải không chỉ tuần tra khu của họ với các tàu và máy bay trực thăng, hoạt động lên đến 24 giờ một ngày.

Vào năm 2017, bản đồ cho thấy số lượng cáp dự kiến sẽ tăng lên 849 luồng. Google sẽ xây dựng tiếp 11 dây cáp kéo dài 61.727 dặm (99.340 km).

Tại Việt Nam, để đảm bảo cho kết nối quốc tế ổn định lâu dài, Tập đoàn Viettel đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư vào tuyến cáp quang biển châu Á - Thái Bình Dương APG Asia Pacific Gateway (nối từ Việt Nam đi các nước châu Á và Mỹ).

Bên cạnh đó, Viettel còn đầu tư vào tuyến cáp quang biển AAE1-Asia Africa Euro 1 (nối các nước châu Á đến châu Âu, châu Phi). Hai tuyến cáp mới này dự kiến hoạt động trong năm 2016.

Khi đó, Viettel sẽ có 5 hướng kết nối quốc tế (IA, AAG, đối tác Trung Quốc, APG và AAE1), đảm bảo hệ thống dự phòng cho tất cả sự cố ở bất kỳ hướng nào.

Việc sở hữu tuyến cáp Liên Á (IA) tại Việt Nam với dung lượng rất lớn đã giúp Viettel duy trì dịch vụ ổn định ngay cả khi tuyến cáp AAG có sự cố.

Trong thời đại thông tin bùng nổ, một sự cố sập lưới điện ở thành thành phố cũng gây ồn ào khắp cả ngàn trang mạng. Nhưng thế giới còn dửng dưng khi nguy cơ khủng bố, phá hoại cáp ngầm…

Trần Danh Bảng

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc