Ăn chay và ăn mặn: Cách nào tốt cho sức khỏe?

07:00 | 22/09/2013

13,406 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Có nhiều ý kiến gây tranh cãi cho rằng, việc ăn thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (ăn chay) sẽ có lợi hơn ăn thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (ăn mặn). Tuy nhiên thực tế lại không phải như vậy, có lợi hay có hại cho sức khỏe xuất phát từ thói quen, cách ăn uống của con người.

Năng lượng Mới số 258

Theo các nhà dinh dưỡng học, muốn có một cuộc sống đầy đủ sức khỏe, muốn có đủ năng lực hoạt động trong cuộc đời, con người phải lưu tâm đến việc ăn uống điều độ và đầy đủ chất dinh dưỡng, để cơ thể có đủ năng lượng hoạt động một cách tốt nhất. Có thể khẳng định, các thực phẩm chay cũng cung cấp cho con người đầy đủ các chất dinh dưỡng cơ bản nhất như chất bột, chất béo, chất đạm, chất xơ, các vitamin và muối khoáng có trong thực phẩm. Ăn chay là một khuynh hướng đang thịnh hành ở nhiều nước. Tuy nhiên, nếu quyết định ăn chay, nhất là ăn chay trường, cần phải biết cách.

Ăn gì cũng phải điều độ

Cũng như mọi phương pháp ăn uống khác, nếu ăn chay không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng béo phì và bệnh tiểu đường. Thêm vào đó, do thức ăn chay tiêu hóa nhanh, khiến người ăn có cảm giác mau đói, phải ăn thêm cơm, mì trong bữa chính hoặc ăn tăng cường thêm bữa phụ (như khoai lang, khoai tây chiên). Đây cũng là một nguyên nhân khiến người ăn chay vẫn có khả năng tăng cân.

Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế

Đối với nhóm thực phẩm mặn thì có chứa rất nhiều chất đạm và chất béo. Do đó, hằng ngày nếu ăn quá nhiều thịt, sự thặng dư chất đạm sẽ góp phần làm tăng nguy cơ bị các bệnh về tim mạch, thận, tiểu đường, gout, béo phì, loãng xương, ung thư, rối loạn đường ruột… Trong số đó, 2 bệnh gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng là tim mạch và ung thư. Hai bệnh này có nguyên nhân chủ yếu từ thói quen việc ăn uống. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, phụ nữ ăn thịt thường xuyên thì nguy cơ bị ung thư vú chiếm đến 37,8%.

Tuy nhiên không phải hễ ai ăn thịt là mắc các bệnh này, mà chỉ những người ăn quá nhiều thịt, không quan tâm đến số lượng và chất của thịt mới dễ bị mắc bệnh. Việc ăn chay sẽ giúp giảm đến 80% nguy cơ ung thư. Không những thế, tất cả các vụ ngộ độc thực phẩm do thịt và sản phẩm có nguồn gốc từ động vật chiếm đến 90%. Ngoài ra, chế độ ăn với nhiều thịt sẽ dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp, tăng cholesterol, tăng áp lực lên gan và thận khiến chúng phải làm việc quá tải. Một khi gan và thận phải làm việc quá sức, không thải lọc được hết chất thải khỏi cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư.

Lựa chọn thực phẩm chay

Giải đáp về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế cho rằng, hãy nên xem ăn chay là chế độ ăn hỗ trợ điều chỉnh cho một số người mắc bệnh liên quan đến béo phì, tùy từng đối tượng để tăng giảm hàm lượng chất đạm, chất béo, giới chuyên môn chưa khuyến cáo chính thức về quan niệm ăn chay tốt hơn ăn thịt. Một người bình thường nếu lạm dụng quá thường xuyên 1 trong 2 cách ăn đều không tốt cho sức khỏe.

Món ăn chay đều có nguồn gốc từ thảo mộc

Thực phẩm chay như đậu nành, lạc, gạo lứt, đậu phộng, ngũ cốc... rất giàu năng lượng, có hàm lượng chất đạm (protein), chất béo (cholesteron) cao nhưng lại thiếu một số acid amin thiết yếu làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Đối với những người mắc bệnh béo phì, mỡ trong máu, huyết áp… thì ăn chay sẽ là giải pháp phù hợp nhằm giảm hàm lượng chất đạm, chất béo của thực phẩm động vật.

Những người có nhu cầu đặc biệt, như trẻ em đang tuổi lớn, bà mẹ mang thai hay cho con bú hoặc người bệnh mới lành, thì không nên ăn chay vì sẽ bị thiếu dinh dưỡng. Không nên ăn chay trường mà chỉ nên ăn có giới hạn. Người mắc các bệnh nhiễm trùng, trẻ em đang thời kỳ phát triển, phụ nữ đang có thai và trong thời kỳ cho con bú, bệnh nhân mắc các bệnh về thận là những đối tượng không nên ăn chay. Theo bác sĩ Hưng, đối với một người bình thường hãy nên xem thực phẩm chay là một phương pháp điều chỉnh thay đổi khẩu vị nếu cảm thấy cơ thể đang dư thừa quá nhiều chất. Do đó, chuyện ăn chay không nên rập khuôn mà tùy thuộc với nhu cầu mỗi người, cần có sự cân đối hài hòa dinh dưỡng giữa ăn chay và ăn mặn mới có lợi cho sức khỏe.

Nguyễn Kiên

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.