9 lý do sụp đổ của đế chế Yahoo

06:50 | 06/08/2016

2,106 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trước khi Yahoo chính thức bán lĩnh vực kinh doanh cốt lõi cho hãng Verizon, gã khổng lồ trong lĩnh vực Internet này đã có những nhiều bước đi dẫn đến sự suy tàn của mình.
9 ly do sup do cua de che yahoo
Trụ sở của Yahoo! tại Sunnyvale

Cho đến tận gần đây, cổng thông tin và công cụ tìm kiếm của Yahoo vẫn mang lại doanh thu cao hơn so với Twitter và LinkedIn, số lượng người truy cập của Yahoo vượt trội so với những trang như Amazon, Wikipedia hay eBay. Vậy điều gì khiến đế chế Yahoo – một biểu tượng trong thời kỳ đầu của Internet – lại sụp đổ?

Dưới đây là 9 sai lầm dẫn tới sự suy sụp của Yahoo theo tổng hợp của hãng tin Telegragh (của Anh).

1. Lỡ cơ hội thâu tóm Google

Năm 2002, Yahoo đã từng có cơ hội thâu tóm Google khi 2 nhà đồng sáng lập của cỗ máy tìm kiếm lớn nhất thế giới ngày nay là Sergey Brin và Larry Page nói họ sẽ bán Google với giá 1 tỷ USD.

Nhưng khi giám đốc điều hành Yahoo khi đó là Terry Semel do dự trước đề nghị đó, Google đã nâng giá bán lên 3 tỷ USD.

Paul Graham, một cựu nhân viên Yahoo, cho biết Yahoo khi đó không coi tìm kiếm là một phần quan trọng trong việc kinh doanh của mình.

2. Bỏ lỡ cơ hội với Flickr

Flickr là một trang chia sẻ hình ảnh được Yahoo mua lại năm 2005, trước khi xuất hiện Facebook, Instagram và Google Photo. Thời điểm đó, nhóm làm Flickr có kế hoạch biến trang này thành một trang mạng xã hội, nhưng Yahoo đã bỏ lỡ cơ hội này và sự sai lầm trong điều hành khiến Flickr hoạt động kém hiệu quả. Sai lầm còn lặp lại khi Yahoo hành xử tương tự với các trang GeoCities, Delicious và Tumblr sau này.

3. Không thâu tóm Facebook

Năm 2006, Yahoo đề nghị mua lại Facebook với giá 1 tỷ USD. Mark Zukerberg khi đó đã từ chối lời đề nghị, nhưng giới báo chí cho biết ban lãnh đạo Facebook sẽ ép Mark phải bán nếu Yahoo nâng mức đề nghị lên 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, CEO của Yahoo lúc đó là Semel đã không chấp nhận nâng mức giá tăng đề nghị.

4. Từ chối đề xuất mua lại của Microsoft

Năm 2008, Yahoo đã bác bỏ lời đề nghị mua lại của hãng Microsoft với giá 44,6 tỷ USD. Giám đốc điều hành Microsoft khi đó là Steve Ballmer đã thuyết phục Yahoo bán lại, nhưng ban lãnh đạo Yahoo cho rằng mức giá đó quá thấp. Năm sau, Yahoo từ bỏ nỗ lực xây dựng một cỗ máy tìm kiếm của riêng mình và ký thỏa thuận sử dụng công cụ Bing của Microsoft.

5. Một loạt CEO tệ hại

Người lãnh đạo mạnh đã giúp các công ty công nghệ lớn khác tránh được sụp đổ, như Apple dưới thời Steve Jobs, Microsoft dưới thời Satya Nadella, và Google dưới dự dẫn dắt của Eric Schmidt.

Tuy nhiên, Yahoo đã không tuyển được một giám đốc điều hành nào đủ năng lực để có thể vực được chính mình. Ông Semel được xem là một trong những giám đốc điều hành lĩnh vực công nghệ tệ nhất, bà Carol Bartz tai tiếng với những cơn giận khó kiểm soát, còn ông Scott Thompson phải từ chức do cáo buộc gian dối trong bản khai về lý lịch.

6. Để nhà sáng lập Jerry Yang ra đi

Jerry Yang, nhà đồng sáng lập Yahoo, đã rời khỏi công ty năm 2012 để theo đuổi những sở thích khác bên ngoài Yahoo. Việc ông Yang rời ban lãnh đạo khiến Yahoo mất đi một động lực phát triển, thiếu đi một lãnh đạo có tầm nhìn giống như Mark Zuckerberg tại Facebook, và Page hay Brin tại Google.

9 ly do sup do cua de che yahoo
Jerry Yang và David Filo sáng lập Yahoo năm 1994. Ảnh AP

7. Nỗ lực bất thành của CEO Marissa Mayer

Ngay cả với hàng triệu USD rót vào Yahoo từ cổ phần của công ty này tại Alibaba, bà Marissa Mayer – một “siêu nhân” cũ của Google – cũng không tài nào xoay chuyển được tình thế để đưa Yahoo tới một tương lai tươi sáng hơn sau khi bà được bổ nhiệm làm CEO từ năm 2012.

Dù đã thâu tóm trang blog xã hội Tumblr, tuyển dụng một loạt phóng viên đẳng cấp và thay đổi văn hóa làm việc, lợi nhuận của Yahoo vẫn tiếp tục giảm trong những năm gần đây.

8. Mua Tumbrl

Một trong những quyết định lớn của bà Mayer khi làm CEO của Yahoo là thâu tóm Tumblr với giá 1,1 tỷ Bảng Anh vào năm 2013. Lúc đó Tumblr vẫn chưa có lợi nhuận và bà Mayer có kế hoạch biến trang mạng xã hội này thành cỗ máy in tiền dựa vào quảng cáo.

Có vẻ Yahoo đã đánh giá quá cao Tumblr khi cho rằng nó có thể kéo về nguồn thu hàng trăm triệu USD. Tuy nhiên số người người dùng và doanh thu tăng trưởng chậm hơn dự kiến cùng với việc thiết kế lại của Tumblr đã gây ra nghi ngại về tương lai của trang mạng này.

9. Thiếu một sứ mệnh rõ ràng

Một trong những điểm yếu nhất của Yahoo trong hơn 2 thập kỷ qua chính là không định hình được rõ ràng sứ mệnh của doanh nghiệp.

Trong 24 năm qua, Yahoo có tới 24 bảng mô tả sứ mệnh hoạt động khác nhau, chủ yếu là lẫn lộn giữa việc xác định là một tập đoàn công nghệ hay là một tập đoàn truyền thông lớn.

Cái chết của cổng thông tin điện tử

Khi Google và Facebook vươn lên trở thành những gã khổng lồ trong nền tảng công nghệ Web 2.0, Yahoo bắt đầu suy yếu. Yahoo không xây dựng được một công cụ tìm kiếm hiệu quả của riêng mình và chật vật trong việc tận dụng lợi thế của các trang mạng xã hội Flickr và Tumblr.

Trong xu hướng ngày tàn của các cổng thông tin điện tử, trong đó nhiều tên tuổi lớn như AOL hay MSN biến mất, Yahoo cũng bị tụt lại phía sau.

Điềm báo ngày tàn của Yahoo
Vĩnh biệt Yahoo!
Verizon mua Yahoo

Hạo Nhân

ĐKN

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc