800 tội phạm ma túy ở Philippines đã bị bắn chết

07:00 | 07/08/2016

1,664 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Chiến dịch trấn áp tội phạm theo cách “giết sạch” của Tổng thống Philppines Rodrigo Duterte từ tháng 6 đến nay đã khiến khoảng 800 người bị giết.
tin nhap 20160806230840
Một kẻ buôn ma túy bị cảnh sát bắn chết ở Manila hôm 25/6

Phát biểu ngày 6/8 tại thành phố Davao ở miền nam Philippines, ông Duterte một lần nữa khẳng định ông chẳng việc gì phải để ý đến chuyện nhân quyền trong chiến dịch trấn áp tội phạm theo cách thẳng tay “giết sạch”.

Ông nhấn mạnh là những quan chức chính trị nào sử dụng vị thế của mình dính đến buôn lậu sẽ được đặt lên hàng đầu danh sách trừng phạt của ông.

Ông Duterte còn hứa “chính thức và đích thân” bảo lãnh cảnh sát và quân đội được miễn tố, trong trường hợp phải giết người khi thi hành công vụ.

Tuy nhiên, trong bài phát biểu hôm qua, ông Duterte lần đầu tiên thừa nhận có tình trạng lạm dụng trong cuộc chiến chống ma túy hiện được tiến hành tại đất nước ông.

Tổng thống Duterte nói ông chắc chắn có một số vụ việc bị giết hại không đúng luật. Chính phủ sẽ tiến hành điều tra những trường hợp đó.

Chiến dịch chống tội phạm của Tổng thống Rodrigo Duterte được đưa ra ngày khi ông đắc cử với cam kết chấm dứt tệ nạn ma túy tràn lan ở Philippines.

Giới chức Philippines cho biết biện pháp chưa từng có tiền lệ tại đất nước này khiến hơn nửa triệu người sử dụng ma túy và những kẻ buôn bán chất cấm này phải e sợ và ra đầu thú với cảnh sát.

Chủ trương trấn áp tội phạm của ông Duterte theo kiểu trao toàn quyền bắn giết cho cảnh sát, quân đội đang khiến các tổ chức bảo vệ nhân quyền ngày càng lo ngại.

Phelim Kine, phó giám đốc phụ trách khu vực châu Á của tổ chức Human Rights Watch, cho biết trong chiến dịch vận động tranh cử, ông Duterte nhiều lần hùng hồn khuyến khích giết những kẻ buôn ma túy, sau đó, ông lại ủng hộ các hành xử này.

Cơ quan chống ma túy và tội phạm Liên Hiệp Quốc lo ngại các biện pháp “triệt để” này và lên án chính quyền Manila ủng hộ các vụ hành quyết không thông qua xét xử. Thượng nghị sĩ Philippines, bà Leila de Lima, nguyên là Bộ trưởng Tư Pháp, đang vận động thành lập một tiểu ban điều tra về các vụ bạo lực, giết người. Một chuyên gia về luật ở Philippines, Jose Manuel Diokno, cho rằng lệnh bắn hạ mới nhất do Tổng thống Duterte ban ra có thể bị chất vấn về mặt pháp lý.

Th.Long

AP, AFP