7 nước châu Âu khác cũng đang muốn rời EU

16:40 | 26/06/2016

2,828 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Theo khảo sát của Viện nghiên cứu Emnid, gần một phần ba dân số Đức kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý ở Đức về việc quốc gia này nên ở lại hay rời bỏ EU, báo Bild am Sonntag cho biết.
tin nhap 20160626163537

Theo kết quả, 29% số người được hỏi ủng hộ ý tưởng này và 63% phản đối.

Phần lớn dân số của Đức (63%) hối tiếc về kết quả của cuộc trưng cầu dân ý ở Anh và chỉ có 11% tích cực đánh giá kết quả của cuộc bỏ phiếu. Có khoảng 20% người Đức thờ ơ với quyết định của người Anh rời khỏi EU.

Tuy nhiên, gần 70% số người Đức được hỏi đã đồng ý rằng EU cần được cải cách.

Hôm thứ năm 23/6 ở Anh đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc duy trì hay từ bỏ tư cách thành viên EU của nước này. Theo số liệu chính thức, 51,9% cử tri chọn phương án rời khỏi Liên minh châu Âu. Thủ tướng Anh David Cameron, vốn chủ trương An nên ở lại trong EU, đã quyết định nộp đơn từ chức trong tháng Mười. Ôn nói sẽ nhường quyền quyết định cho thủ tướng mới trong việc ở lại hay rút khỏi EU (kết quả cuộc trưng cầu dân ý vừa qua chỉ là yếu tố định hướng chứ không phải mang tính quyết định).

Không chỉ Đức mà còn có 6 quốc gia khác cũng đang rục rịch muốn rời khỏi Liên minh châu Âu, theo báo Wasington Post. Đó là:

Thụy Điển

Thụy Điển đang muốn trở thành nước đầu tiên noi gương Anh. Có một điểm chung giữa hai nước là đều từ chối sử dụng đồng tiền chung châu Âu (đồng euro) ngay từ ngày đầu gia nhập EU.

Trong năm ngoái, Thụy Điển đã phải tiếp nhận vài trăm nghìn người nhập cư (theo sự “phân phối” của EU) và bây giờ đã rất ngán ngẩm với chuyện đó vì phải chịu đựng và giải quyết rất nhiều hệ lụy. Chỉ vì vấn đề người tị nạn mà phong trào cánh hữu Thụy Điển có cơ hội trỗi dậy, nổi tiếng sánh ngang với đảng Độc Lập của Anh (vốn chủ trương khuấy động chiến dịch Brexit).

“Hiện tại thì phần đông dân số Thụy Điển vẫn còn ủng hộ EU, nhưng tình hình chắc chắn sẽ thay đổi sau khi Anh chính thức ra đi, vì Thụy Điển sẽ phải gánh vác thêm một số nhiệm vụ do Liên minh châu Âu giao phó, mà vốn trước đây thuộc nghĩa vụ của Anh” – báo Washington Post viết.

Đan Mạch

Trong cuộc trưng cầu dân ý năm ngoái, Đan Mạch đã bỏ phiếu chống lại việc cấp quyền hạn bổ sung cho Liên minh châu Âu. Dĩ nhiên sự kiện này chưa đủ để Đan Mạch từ bỏ EU. Tuy nhiên, có hai yếu tố có thể ảnh hưởng đến ý kiến của người dân.

Thứ nhất, nhiều người Đan Mạch lo sợ rằng sự gia tăng luồng người di cư sẽ làm cho hệ thống an sinh xã hội ở đất nước nhỏ bé của họ trở nên tệ hại. Thứ hai, ngày trước, khi đàm phán với Đan Mạch về quyền hạn bổ sung của mình, EU từng dựa vào một đồng minh mạnh mẽ là Vương quốc Anh, nhưng tình hình sẽ thay đổi sau khi có Brexit.

Hy Lạp

Hiện nay, cuộc khủng hoảng nợ nần và tài chính của Hi Lạp không còn là “câu chuyện bên lề” nữa. Giới quan sát không loại trừ khả năng Hy Lạp sẽ rời bỏ EU “cho nó nhẹ nhõm”.

Để được hỗ trợ tài chính cho Athens, phải cần có một mức độ gắn kết cao trong Cộng đồng châu Âu. Nhưng sau khi Anh rời Liên minh châu Âu, EU chắc chắn sẽ không còn có thể hỗ trợ Hy Lạp một cách mạnh mẽ như trước

“Hy Lạp khỏi phải lo. Trước sau gì cũng bị EU ép phải rời khỏi Liên minh. Cho nó rảnh nợ” – báo Washinhton post bình luận.

Hà Lan

Ông Geert Wilders, chủ tịch Đảng Tự do của Hà lan, hiện đang đứng đầu bảng xếp hạng chính trị tại nước này. Ông tuyên bố sẽ kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc Hà Lan nên rút khỏi EU.

"Nếu muốn tồn tại như một quốc gia độc lập, tự chủ, chúng tôi phải ngăn chặn nhập cư và sự ảnh hưởng của các dòng Hồi giáo cực đoan. Chúng tôi không thể thực hiện điều này khi vẫn còn nằm trong Liên minh châu Âu" - Ông nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây với hãng tin BBC.

Hungary

Thủ tướng Hungary Viktor Orban không phải là người tích cực ủng hộ Liên minh châu Âu. Ông dự định sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để đất nước ông có thể rời bỏ EU.

Vấn đề gây bức xúc nhất là nạn di cư từ Trung Đông và Bắc Phi. Hungary sẽ quyết định liệu EU có quyền phân phối người tị nạn cho các nước thành viên mà không cần sự đồng ý của các quốc gia này hay không.

Tuy nhiên, theo Washington Post, nếu Hyngary muốn rời bỏ EU thì chỉ có dại dột mà thôi..

Pháp

"Dân Pháp là những người hoài nghi thâm căn cố đế nhất trong EU: có đến 61% cư dân Pháp chẳng ưa gì Liên minh này" - báo Washington Post viết.

Nhiều người Pháp nhìn thấy rõ gốc rễ các vấn đề trong Liên minh châu Âu mà họ phải đối mặt: nền kinh tế yếu kém và các mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố.

Thực tế này đã khiến cho đảng Mặt trận quốc gia chiếm ưu thế trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Bà Marine Le Pen, chủ tịch đảng này, hết lòng ủng hộ Brexit, và bà cũng không loại trừ một kịch bản như vậy cho nước Pháp trong tương lai.

Thiện Tâm

Tass, RIA,

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc