10 sự kiện nổi bật ngày 28/7

19:27 | 28/07/2015

1,236 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Nhân kỷ niệm 86 năm ngày Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2015), ngày 28/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gặp mặt thân mật đoàn đại biểu Công đoàn Công an nhân dân và Quân đội nhân dân có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Nhân kỷ niệm 86 năm ngày Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2015), ngày 28/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gặp mặt thân mật đoàn đại biểu Công đoàn Công an nhân dân và Quân đội nhân dân có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 70 điển hình tiên tiến tại cuộc gặp mặt với Chủ tịch nước đại diện cho hàng nghìn điển hình tiên tiến trong Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong cán bộ, đoàn viên công đoàn viên, công nhân lao động lực lượng  Công an nhân dân, Quân đội nhân dân. Chiều cùng ngày Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã làm việc với Bộ Tư pháp về công tác thi hành án dân sự. Trong ảnh: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với các đại biểu đoàn viên Công đoàn tiêu biểu. Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN
Nhân kỷ niệm 86 năm ngày Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2015), ngày 28/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gặp mặt thân mật đoàn đại biểu Công đoàn Công an nhân dân và Quân đội nhân dân có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 70 điển hình tiên tiến tại cuộc gặp mặt với Chủ tịch nước đại diện cho hàng nghìn điển hình tiên tiến trong Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong cán bộ, đoàn viên công đoàn viên, công nhân lao động lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân. Chiều cùng ngày Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã làm việc với Bộ Tư pháp về công tác thi hành án dân sự. Trong ảnh: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với các đại biểu đoàn viên Công đoàn tiêu biểu. Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN
Trong 2 ngày 27-28/7, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật. Tại phiên họp, Chính phủ đã nghe và thảo luận về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh trong 6 tháng đầu năm 2015, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015; Báo cáo về công tác tổ chức, triển khai Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014. Đồng thời, Chính phủ cũng nghe và thảo luận 9 dự án luật và pháp lệnh.  Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp. Ảnh: Đức Tám - TTXVN
Trong 2 ngày 27-28/7, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật. Tại phiên họp, Chính phủ đã nghe và thảo luận về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh trong 6 tháng đầu năm 2015, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015; Báo cáo về công tác tổ chức, triển khai Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014. Đồng thời, Chính phủ cũng nghe và thảo luận 9 dự án luật và pháp lệnh. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp. Ảnh: Đức Tám - TTXVN
Theo thống kê của UBND tỉnh Quảng Ninh, tính đến trưa ngày 28/7, tổng số người chết và mất tích do trận mưa lũ lớn nhất trong vòng 40 năm qua trên địa bàn tỉnh là 17 người. Tính đến 6 giờ ngày 28/7, lượng mưa đo được ở Cửa Ông (thành phố Cẩm Phả) đạt mức 828,1 mm; Cô Tô đạt 796,7 mm; Quảng Hà (huyện Hải Hà) 587,8mm; Bãi Cháy (thành Hạ Long) đạt 580,9mm; thành phố Móng Cái đạt ngưỡng 574,8mm... Ngoài thiệt hại về người, mưa lớn gây ra thiệt hại nặng nề cho người dân. Tính đến 9 giờ ngày 28/7, toàn tỉnh đã có 8 nhà đổ, 2.835 ngôi nhà bị ngập lụt, hơn 660 mét tường bị đổ, 143 ha diện tích lúa, hoa màu ngập úng hư hỏng hoàn toàn, 880 lồng bè nuôi trồng hải sản bị chết. Ước tổng thiệt hại toàn tỉnh lên tới hơn 200 tỷ đồng.Trong ảnh: Lực lượng cứu hộ nỗ lực tìm cứu các nạn nhân trong vụ một gia đình 9 người tại phường cao Thắng, TP Hạ Long bị đất đá sạt lở vùi lấp (ảnh chụp lúc 12h ngày 28/7). Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
Theo thống kê của UBND tỉnh Quảng Ninh, tính đến trưa ngày 28/7, tổng số người chết và mất tích do trận mưa lũ lớn nhất trong vòng 40 năm qua trên địa bàn tỉnh là 17 người. Tính đến 6 giờ ngày 28/7, lượng mưa đo được ở Cửa Ông (thành phố Cẩm Phả) đạt mức 828,1 mm; Cô Tô đạt 796,7 mm; Quảng Hà (huyện Hải Hà) 587,8mm; Bãi Cháy (thành Hạ Long) đạt 580,9mm; thành phố Móng Cái đạt ngưỡng 574,8mm... Ngoài thiệt hại về người, mưa lớn gây ra thiệt hại nặng nề cho người dân. Tính đến 9 giờ ngày 28/7, toàn tỉnh đã có 8 nhà đổ, 2.835 ngôi nhà bị ngập lụt, hơn 660 mét tường bị đổ, 143 ha diện tích lúa, hoa màu ngập úng hư hỏng hoàn toàn, 880 lồng bè nuôi trồng hải sản bị chết. Ước tổng thiệt hại toàn tỉnh lên tới hơn 200 tỷ đồng.Trong ảnh: Lực lượng cứu hộ nỗ lực tìm cứu các nạn nhân trong vụ một gia đình 9 người tại phường cao Thắng, TP Hạ Long bị đất đá sạt lở vùi lấp (ảnh chụp lúc 12h ngày 28/7). Ảnh: Minh Quyết – TTXVN
Thúc đẩy phát triển nông thôn tại tiểu vùng Mekong dựa trên nông nghiệp công nghệ cao và du lịch bền vững là chủ đề của cuộc Hội thảo quốc tế diễn ra tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), ngày 28/7, với sự tham dự của các nhà khoa học xã hội, chuyên gia kinh tế và môi trường của Việt Nam, Lào, Campuchia và Hàn Quốc. Hội thảo giới thiệu các chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển nông thôn, chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao và du lịch nông nghiệp ở Việt Nam, Lào, Campuchia; chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, triển vọng hợp tác trên các lĩnh vực này của ba nước. Trong ảnh: Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh chung. Ảnh: Đặng Tuấn-TTXVN
Thúc đẩy phát triển nông thôn tại tiểu vùng Mekong dựa trên nông nghiệp công nghệ cao và du lịch bền vững là chủ đề của cuộc Hội thảo quốc tế diễn ra tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), ngày 28/7, với sự tham dự của các nhà khoa học xã hội, chuyên gia kinh tế và môi trường của Việt Nam, Lào, Campuchia và Hàn Quốc. Hội thảo giới thiệu các chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển nông thôn, chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao và du lịch nông nghiệp ở Việt Nam, Lào, Campuchia; chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, triển vọng hợp tác trên các lĩnh vực này của ba nước. Trong ảnh: Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh chung. Ảnh: Đặng Tuấn-TTXVN
10 sự kiện nổi bật ngày 28/7
Hiện nay, bên cạnh các bệnh không lây nhiễm có chiều hướng gia tăng thì các bệnh lây nhiễm cũng đang diễn biến phức tạp ở nước ta: Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở nhóm người khỏe mạnh và phụ nữ có thai chiếm tỷ lệ 10 - 20% dân số; 4 - 5 triệu người nhiễm vi rút viêm gan C chiếm tỷ lệ 6% dân số và hàng ngàn ca nhiễm mới mỗi năm là nguyên nhân chính gây tử vong do ung thư gan. Đây là số liệu được công bố tại Lễ phát động tháng hành động hưởng ứng Ngày Viêm gan thế giới (28/7) với chủ đề " Phòng ngừa bệnh viêm gan, tất cả tùy thuộc vào bạn". Trong ảnh: Mỗi tháng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Bộ Y tế) tại Hà Nội có khoảng 2.000 bệnh nhân viêm gan đến khám, xét nghiệm, điều trị định kỳ. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
Ngày 28/7, Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long  đã chứng kiến lễ ký kết ba thỏa thuận hợp tác nhằm thúc đẩy quan hệ song phương trong thời gian tới, nhân chuyến thăm chính thức đầu tiên của nhà lãnh đạo Indonesia tới Đảo quốc Sư tử. Ba thỏa thuận trên bao gồm Bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác xây dựng chính phủ điện tử, MoU về hợp tác trong các vấn đề thanh niên và thể thao, và Thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ của hai nước. Trong ảnh: Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (phải) và Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại cuộc họp báo sau cuộc gặp. AFP/TTXVN
Ngày 28/7, Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã chứng kiến lễ ký kết ba thỏa thuận hợp tác nhằm thúc đẩy quan hệ song phương trong thời gian tới, nhân chuyến thăm chính thức đầu tiên của nhà lãnh đạo Indonesia tới Đảo quốc Sư tử. Ba thỏa thuận trên bao gồm Bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác xây dựng chính phủ điện tử, MoU về hợp tác trong các vấn đề thanh niên và thể thao, và Thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ của hai nước. Trong ảnh: Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (phải) và Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại cuộc họp báo sau cuộc gặp. AFP/TTXVN
Ngày 28/7, Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã tiến hành cải tổ nội các lần đầu tiên kể từ sau cuộc tổng tuyển cử năm 2013. Theo đó, Phó Thủ tướng Muhyuddin Yassin đã bị cách chức và Bộ trưởng Nội vụ Ahmad Zahid Hamidi được bổ nhiệm cương vị này. Ngoài ra, ông Najib cũng cách chức Bộ trưởng Tư pháp Abdul Gani Patail, người đứng đầu cuộc điều tra đối với cáo buộc tham nhũng liên quan tới quỹ đầu tư nhà nước 1 Malaysia Development Berhad (1MDB). Trong ảnh (tư liệu): Thủ tướng Malaysia Najib Razak (phải) và ông Muhyiddin Yassin lúc còn đương nhiệm Phó Thủ tướng tại Putrajaya ngày 15/5/2013. AFP/TTXVN
Ngày 28/7, Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã tiến hành cải tổ nội các lần đầu tiên kể từ sau cuộc tổng tuyển cử năm 2013. Theo đó, Phó Thủ tướng Muhyuddin Yassin đã bị cách chức và Bộ trưởng Nội vụ Ahmad Zahid Hamidi được bổ nhiệm cương vị này. Ngoài ra, ông Najib cũng cách chức Bộ trưởng Tư pháp Abdul Gani Patail, người đứng đầu cuộc điều tra đối với cáo buộc tham nhũng liên quan tới quỹ đầu tư nhà nước 1 Malaysia Development Berhad (1MDB). Trong ảnh (tư liệu): Thủ tướng Malaysia Najib Razak (phải) và ông Muhyiddin Yassin lúc còn đương nhiệm Phó Thủ tướng tại Putrajaya ngày 15/5/2013. AFP/TTXVN
Thủ tướng Hàn Quốc Hwang Kyo-ahn ngày 28/7 tuyên bố dịch bệnh Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông (MERS) ở nước này đã chấm dứt sau 69 ngày đối phó căng thẳng. Thủ tướng Hwang Kyo-ahn nhấn mạnh toàn bộ những người bị nghi nhiễm MERS không còn phải cách ly và trong hơn 3 tuần qua không có trường hợp mới nào nhiễm bệnh. 15 bệnh viện, vốn được sử dụng tham gia chiến dịch ngăn chặn sự lây lan của dịch MERS, đã trở lại hoạt động bình thường. Trong ảnh: (tư liệu) Thủ tướng Hwang Kyo-ahn (trái) và Bộ trưởng Y tế Moon Hyung-pyo tới dự phiên họp Chính phủ về MERS ngày 20/6. Yonhap/TTXVN
Thủ tướng Hàn Quốc Hwang Kyo-ahn ngày 28/7 tuyên bố dịch bệnh Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông (MERS) ở nước này đã chấm dứt sau 69 ngày đối phó căng thẳng. Thủ tướng Hwang Kyo-ahn nhấn mạnh toàn bộ những người bị nghi nhiễm MERS không còn phải cách ly và trong hơn 3 tuần qua không có trường hợp mới nào nhiễm bệnh. 15 bệnh viện, vốn được sử dụng tham gia chiến dịch ngăn chặn sự lây lan của dịch MERS, đã trở lại hoạt động bình thường. Trong ảnh: (tư liệu) Thủ tướng Hwang Kyo-ahn (trái) và Bộ trưởng Y tế Moon Hyung-pyo tới dự phiên họp Chính phủ về MERS ngày 20/6. Yonhap/TTXVN
Ngày 27/7, Ấn Độ đã ra lệnh báo động trên toàn quốc, trong đó có cả thủ đô New Delhi, sau khi xảy ra vụ tấn công khủng bố tại quận Gurdaspur thuộc bang Punjab ở Tây Bắc nước này vào sáng cùng ngày, làm 6 người thiệt mạng và 8 người bị thương. Tại thủ đô New Delhi, lực lượng an ninh đã được tăng cường tại những nơi công cộng đông người như ga tàu xe, trung tâm mua sắm, khu chợ trời. Ông Rajan Bhagat, quan chức cảnh sát Delhi cho biết lực lượng cảnh sát tại khu vực này đã được lệnh tăng cường cảnh giác và đặt trong tình trạng báo động sau khi xảy ra vụ khủng bố tại Punjab.   Trong ảnh: Lực lượng an ninh Ấn Độ làm nhiệm vụ tại tòa nhà Quốc hội ở thủ đô New Delhi. AFP/TTXVN
Ngày 27/7, Ấn Độ đã ra lệnh báo động trên toàn quốc, trong đó có cả thủ đô New Delhi, sau khi xảy ra vụ tấn công khủng bố tại quận Gurdaspur thuộc bang Punjab ở Tây Bắc nước này vào sáng cùng ngày, làm 6 người thiệt mạng và 8 người bị thương. Tại thủ đô New Delhi, lực lượng an ninh đã được tăng cường tại những nơi công cộng đông người như ga tàu xe, trung tâm mua sắm, khu chợ trời. Ông Rajan Bhagat, quan chức cảnh sát Delhi cho biết lực lượng cảnh sát tại khu vực này đã được lệnh tăng cường cảnh giác và đặt trong tình trạng báo động sau khi xảy ra vụ khủng bố tại Punjab. Trong ảnh: Lực lượng an ninh Ấn Độ làm nhiệm vụ tại tòa nhà Quốc hội ở thủ đô New Delhi. AFP/TTXVN
Các thị trường chứng khoán châu Á, đặc biệt chứng khoán Trung Quốc, ngày 28/7 tiếp tục sụt giảm, sau khi thị trường Thượng Hải ngày 27/7 tổn thất nặng nề nhất trong hơn 8 năm qua với chỉ số tổng hợp Thượng Hải (Shanghai Composite Index) giảm 8,48%, mức giảm mạnh nhất trong ngày kể từ ngày 27/2/2007.Trong phiên giao dịch sáng 28/7, chỉ số Shanghai Composite Index tiếp tục giảm 3,31%; chỉ số Shenzhen Composite Index tại thị trường chứng khoán Thâm Quyến (lớn thứ hai ở Trung Quốc) giảm 4,38%. Thị trường Hong Kong cũng giảm 0,5%. Trên thị trường chứng khoán Tokyo (Nhật Bản), chỉ số Topix giảm 1,14%, trong khi chỉ số Nikkei 225 giảm 0,94%. Thị trường Sydney (Australia) giảm 0,89% và Seoul (Hàn Quốc) giảm 0,83%. Trong ảnh: Sắc đỏ tràn ngập sàn giao dịch chứng khoán Bắc Kinh ngày 28/7. AFP/ TTXVN
Các thị trường chứng khoán châu Á, đặc biệt chứng khoán Trung Quốc, ngày 28/7 tiếp tục sụt giảm, sau khi thị trường Thượng Hải ngày 27/7 tổn thất nặng nề nhất trong hơn 8 năm qua với chỉ số tổng hợp Thượng Hải (Shanghai Composite Index) giảm 8,48%, mức giảm mạnh nhất trong ngày kể từ ngày 27/2/2007.Trong phiên giao dịch sáng 28/7, chỉ số Shanghai Composite Index tiếp tục giảm 3,31%; chỉ số Shenzhen Composite Index tại thị trường chứng khoán Thâm Quyến (lớn thứ hai ở Trung Quốc) giảm 4,38%. Thị trường Hong Kong cũng giảm 0,5%. Trên thị trường chứng khoán Tokyo (Nhật Bản), chỉ số Topix giảm 1,14%, trong khi chỉ số Nikkei 225 giảm 0,94%. Thị trường Sydney (Australia) giảm 0,89% và Seoul (Hàn Quốc) giảm 0,83%. Trong ảnh: Sắc đỏ tràn ngập sàn giao dịch chứng khoán Bắc Kinh ngày 28/7. AFP/ TTXVN

PetroTimes